Breaking News

Tài Liệu Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Chuyên Nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp duy trì khả năng tồn tại và hiệu quả của tổ chức. Nếu một doanh nghiệp không vận hành theo một hệ thống nhất, không có văn hóa làm việc, thì doanh nghiệp sẽ không thể phát triển. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào? Cùng MONA Media tìm hiểu trong bài viết này.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp của các giá trị, nguyên tắc, niềm tin, thái độ và quy tắc ứng xử mà tổ chức xác định để hướng dẫn nhân viên trong cách họ làm việc. Văn hóa này định hình cách nhận thức, hành động và phong cách làm việc của mọi người trong tổ chức. Nó có thể bao gồm các yếu tố như sự trung thành, sáng tạo, tôn trọng, đoàn kết và cam kết đối với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là gì

Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp

Con người đóng vai trò quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp. Bằng việc hiểu rõ về các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp và đặc điểm riêng, chúng ta có thể xây dựng chiến lược phát triển phù hợp tại mọi giai đoạn của doanh nghiệp.

Theo Edgar Henry Schein, nhà nghiên cứu hàng đầu về phát triển tổ chức và văn hóa doanh nghiệp. Có 3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp:

  • Cấp 1 – Cấu trúc vật lý của tổ chức: Những yếu tố hữu hình trong văn hóa doanh nghiệp là những điều mà người làm việc trong tổ chức có thể nhìn thấy và trải nghiệm. Tuy nhiên, chúng thường không phản ánh hoàn toàn giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ như cách tổ chức các bộ phận, tài liệu chính sách, bố trí không gian làm việc, logo, khẩu hiệu, thiết kế sản phẩm, trang phục nhân viên và nhiều yếu tố khác.
  • Cấp 2 – Giá trị được tuyên bố/chấp nhận: Ở mức này, văn hóa doanh nghiệp bao gồm những giá trị mà tổ chức tự quảng bá và công nhận. Đây là những giá trị mà người ta có thể nhìn thấy thông qua tài liệu, cách diễn đạt và hành động của nhân viên. Giá trị được tuyên bố/chấp nhận bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chiến lược và mục tiêu. Những yếu tố này định hình hành vi của toàn bộ nhân viên trong tổ chức.
  • Cấp 3 – Các niềm tin chung: Ở mức này, văn hóa doanh nghiệp là những quan niệm sâu sắc và khó nhận biết, bởi chúng nằm sâu bên trong tổ chức, ảnh hưởng đến tư duy của hầu hết thành viên và trở thành thói quen chi phối hành vi. Các niềm tin chung bao gồm văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp cụ thể. Khi mọi người chia sẻ và tuân theo văn hóa chung này, họ thường khó chấp nhận hành vi không phù hợp với niềm tin này.
3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp

Hiểu và điều chỉnh các cấp độ này trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp tổ chức tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và thành công bền vững.

Văn hóa trong doanh nghiệp có vai trò gì?

  • Thu hút ứng viên cho tuyển dụng: Một văn hóa tích cực và hấp dẫn có thể thu hút những ứng viên ưu tú. Họ tìm kiếm một môi trường làm việc thú vị, giàu giá trị và đầy đam mê, và văn hóa ấy sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ khi xem xét vị trí làm việc.
  • Xây dựng lòng trung thành của nhân viên: Văn hóa mà nhân viên yêu thích và tôn trọng sẽ thúc đẩy lòng trung thành và cam kết. Người làm việc trong một môi trường nơi họ cảm thấy được công nhận và đối xử công bằng thường sẵn lòng ở lại lâu dài và góp phần tích cực cho tổ chức.
  • Hạn chế xung đột: Văn hóa doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến cách nhân viên tương tác và giải quyết xung đột. Một văn hóa thúc đẩy sự hợp tác, lắng nghe và sự thấu hiểu có thể giảm thiểu xung đột và tạo ra một môi trường làm việc hài hòa.
  • Đẩy mạnh hiệu suất làm việc: Văn hóa doanh nghiệp tạo ra môi trường mọi người cảm thấy được động viên, hỗ trợ và thúc đẩy để đạt được mục tiêu cá nhân và tổ chức. Nhân viên có thể tự động hóa nỗ lực và đóng góp hơn khi làm việc trong một môi trường có văn hóa tích cực.
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

6 Bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp chi tiết

Bước 1: Đánh giá văn hóa của doanh nghiệp hiện tại

Để có góc nhìn tổng quan về văn hóa hiện tại, doanh nghiệp cần lấy ý kiến khảo sát của nhân viên hoặc quan sát tình trạng hiện tại của doanh nghiệp. Nếu văn hóa công ty đang ổn định, cần duy trì và phát huy. Trường hợp xuất hiện nền văn hóa không tốt, tìm ngay nguyên nhân và giải pháp để cải thiện. Một số biểu hiện của nền văn hóa doanh nghiệp xấu:

  • Tuyển dụng liên tục: Chỉ có doanh nghiệp có công tác quản trị nguồn nhân lực kém hoặc dấu hiệu của nhân viên không hài lòng cách quản lý của doanh nghiệp mới xảy ra tình trạng thiếu nhân lực.
  • Thường xuyên có thói quen xấu của nhân viên: Thường xuyên xảy ra tình trạng đi làm trễ, không hoàn thành deadline đúng quy định, không có ý thức tự giác trong công việc
  • Giao tiếp trong nội bộ kém: Môi trường làm việc yên lặng, không trao đổi, tương tác giao tiếp giữa các thành viên
  • Quản lý và nhân viên tách biệt: Không có tương tác thường xuyên giữa lãnh đạo và nhân viên. Nếu buộc phải tương tác thì cũng là giao tiếp 1 chiều của lãnh đạo.
  • Có quá nhiều cuộc họp và áp dụng phương pháp xử lý vi phạm, sai lầm của nhân viên. Nhưng quá ít công nhận và khen thưởng cho nhân viên đạt thành tích cao.
  • Nhân viên im lặng khi sếp đi qua, lảng tránh đi gặp mặt sếp.

Nhân viên không tự giác làm việc, có thái độ không tốt trong doanh nghiệp. XEM NGAY VIDEO này để có giải pháp nhé!

Bước 2: Xác định mong muốn về văn hóa doanh nghiệp

Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chúng ta nên dựa vào các biểu hiện xấu của doanh nghiệp, suy nghĩ kỹ về mô hình văn hóa mà mình mong muốn. Nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của công ty để đưa ra mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp nhất.

Một ví dụ cụ thể từ Harvard Business Review, dựa vào 2 tiêu chí là sự tương tác giữa mọi người và khả năng phản ứng trước thay đổi. 8 Loại hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng cụ thể như sau:

  • Quan tâm (caring-culture): 63%
  • Mục tiêu (purpose-culture): 9%
  • Học tập (learning-culture): 7%
  • Tận hưởng (enjoyment-culture): 2%
  • Kết quả (results-culture): 89%
  • Chuyên chế (authority-culture): 4%
  • Trật tự (order-culture): 15%

Bước 3: Xác định yếu tố làm nên văn hóa doanh nghiệp

Để xác định yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp, bạn cần đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:

  • Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu dài hạn của công ty là gì?
  • Bạn muốn công ty của mình được nhận biết như thế nào?
  • Mục tiêu kinh doanh của công ty có phản ánh giá trị cá nhân của từng nhân viên không?
  • Mục tiêu văn hóa mà công ty hướng đến là gì?

Bước 4: Lên kế hoạch cải thiện nền văn hóa doanh nghiệp

Để cải thiện, thu hẹp khoảng cách văn hóa trong doanh nghiệp. Khoảng cách được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí:

  • Phong cách làm việc
  • Ra quyết định
  • Giao tiếp
  • Đối xử

Sau khi lập kế hoạch xây dựng văn hóa, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để làm tài liệu đào tạo như soạn nội dung ra một file để lưu hành nội bộ, hoặc tạo slide để tổ chức đào tạo doanh nghiệp trực tiếp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có chắc chắn rằng nhân viên hiểu và áp dụng 100% văn hóa mà công ty đã lên kế hoạch. Để đảm bảo kiến thức đào tạo cô đọng đúng vấn đề, tiết kiệm thời gian xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự nhưng vẫn đem lại hiệu quả. Phần mềm đào tạo nội bộ MONA SkillHub sẽ giải quyết toàn bộ vấn đề trên dành cho doanh nghiệp.

Phần mềm đào tạo nội bộ MONA SkillHub

MONA SkillHub được MONA Software nghiên cứu nhằm tối ưu quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, các đặc điểm nổi bật của phần mềm có thể điểm qua như:

  • Tính năng chống tua video
  • Đa dạng hình thức kiểm tra nhân viên
  • Nhân viên học tập mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị
  • Giao diện tổng quan giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất đào tạo
  • Cung cấp chứng chỉ tự động cho nhân viên hoàn thành khóa học

Và còn nhiều tính năng khác chỉ trên một phần mềm. The MONA đã có 8+ năm phát triển, đội ngũ 200+ nhân viên chuyên nghiệp, giải đáp toàn bộ vấn đề của doanh nghiệp nói chung và xây dựng văn hóa doanh nghiệp nói riêng. Để tối ưu hóa quy trình đào tạo văn hóa trong doanh nghiệp. Liên hệ ngay MONA để TRẢI NGHIỆM PHẦN MỀM MONA SKILLHUB:

  • Hotline: 1900 636 648
  • Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q.Tân Bình, TP.HCM
  • Email: info@themona.global

Bước 5: Áp dụng văn hóa vào trong doanh nghiệp

  • Thành lập đơn vị phụ trách văn hóa doanh nghiệp: Ban lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và theo dõi quá trình triển khai văn hóa trong doanh nghiệp.
  • Công bố và truyền đạt văn hóa doanh nghiệp đến với nhân viên
  • Ổn định và phát triển văn hóa: Doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động thực tiễn như:
  • Tích hợp các giá trị của doanh nghiệp vào hoạt động hằng ngày
    • Triển khai hoạt động công ty như sinh hoạt, teambuilding để tăng gắn kết nhân viên trong công ty
    • Thiết lập hệ thống khen thưởng
    • Tuyển dụng đúng người

Bước 6: Đánh giá hiệu quả triển khai văn hóa doanh nghiệp

Phương pháp phổ biến nhất là doanh nghiệp cần thực hiện khảo sát, tạo điều kiện để nhân viên nêu ý kiến phản hồi về công ty.

Đo lường thông qua 3 chỉ số sau:

  • Employee Turnover Rate – ETR: Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên
  • Employee Net Promoter Score – eNPS – Đo lường mức độ gắn kết và sự tiếp tục giới thiệu công ty của nhân viên
  • Employee Satisfaction Index – ESI – Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên

Tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần và quan điểm giá trị của công ty. Để dễ hiểu, nếu doanh nghiệp là một chiếc máy tính, thì văn hoá doanh nghiệp chính là hệ điều hành của nó. Văn hoá này thể hiện giá trị và tầm nhìn mà người sáng lập hoặc chủ sở hữu muốn truyền tải và thể hiện qua công việc hàng ngày của mọi thành viên trong tổ chức.

Tài liệu văn hóa doanh nghiệp dành cho đào tạo nội bộ, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nguồn: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân)

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả. Hy vọng với những kinh nghiệm mà MONA chia sẻ trên đây sẽ giúp doanh nghiệp tự lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa này có lớn mạnh hay thất bại đều phụ thuộc vào ban lãnh đạo. Do đó, hãy nghiên cứu và xây dựng tài liệu xây dựng văn hóa phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình nhé.

Bài viết Tài Liệu Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Chuyên Nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mona Media.



from Mona Media
via Mona Media

Không có nhận xét nào

Bài đăng phổ biến