Breaking News

Omnichannel là gì? Mô hình bán hàng đa kênh hiệu quả

Ominichannel là gì? Omnichannel đang là một xu hướng nổi bật trong Marketing được nhiều doanh nghiệp quan tâm và triển khai trong thời gian gần đây. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu về mô hình Omnichannel để có thể ứng dụng nền tảng này vào công việc kinh doanh của mình.

omni channel là gì
Mô hình Omnichannel được nhiều doanh nghiệp ứng dụng

I. Omnichannel là gì?

Omnichannel (Omni channel) là mô hình bán hàng đa kênh, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh cùng lúc nhưng vẫn đảm bảo hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý xuyên suốt. 

Omni channel là gì và xu hướng áp dụng Omnichannel trong thời đại 4.0 hiện nay như thế nào luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhìn chung, Omnichannel có thể giúp khách hàng được trải nghiệm liền mạch dù mua sắm từ thiết bị di động hay trực tiếp tại cửa hàng.

Để triển khai bán hàng đa kênh thành công, doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu, phân tích hành vi và thu thập dữ liệu khách hàng kỹ càng để chọn ra các kênh bán hàng phù hợp với đối tượng khách hàng.

Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh,
Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh cùng lúc

II. Sự khác biệt giữa Omnichannel và Multichannel

Sự khác nhau giữa Multichannel và Omnichannel  là gì?

Sự khác biệt giữa Multichannel và Omnichannel 

Có thể thấy rằng nhiều doanh nghiệp hiện nay đều đã tiếp cận đến Multichannel, mặc dù cả Omnichannel và Multichannel đều liên quan đến bán hàng đa kênh nhưng về bản chất vẫn có sự khác biệt.

Omnichannel  Multichannel
Về trải nghiệm khách hàng Omni channel tập trung cung cấp trải nghiệm nhất quán giữa các kênh. Mỗi kênh có một chiến lược bán hàng riêng biệt.
Về dữ liệu Omnichannel tập trung vào việc thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng trên các kênh khác nhau để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Với Multichannel, dữ liệu khách hàng được phân tán trên các kênh độc lập, thông tin không liền mạch nên khó khăn trong việc đồng bộ, quản lý. 
Về phương thức tiếp thị  Omni channel chiếm hầu hết các thiết bị và nền tảng.  Multi channel chỉ có hai hoặc ba kênh tiếp thị.

Trước đây, Multichannel đã từng rất hiệu quả, nhưng đến hiện tại phương pháp này đã gặp không ít vấn đề có thể thống kê sau đây.

  • 90% khách hàng đều mong muốn được trải nghiệm nhất quán giữa các kênh. (Nguồn: sdl.com).
  • 89% khách hàng cảm thấy thất vọng khi phải lặp lại các vấn đề của mình ở các kênh tương tác khác nhau (Nguồn: accenture.com).
  • 61% khách hàng thừa nhận phiền phức khi phải chuyển giữa các kênh, khiến trải nghiệm mua sắm và sử dụng dịch vụ trở nên khó khăn hơn. (Nguồn: aspect.com).
  • 87% khách hàng mong muốn thương hiệu cần cải thiện để mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch giữa các kênh. (Nguồn: iqmetrix.com).

III. Những yếu tố hình thành Omnichannel

Omni channel là một phương thức tiếp cận khách hàng liền mạch qua các kênh khác nhau. Vì vậy, để xây dựng một hệ thống omni channel hiệu quả, cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố sau đây.

1. Bán hàng đa kênh

Giải pháp bán hàng đa kênh đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển lên Omnichannel. Việc áp dụng giải pháp này, doanh nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua hàng liền mạch trên nhiều kênh khác nhau. Ngoài ra, bán hàng đa kênh cho phép doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng, tăng sự hiện diện của thương hiệu, đồng thời tăng doanh thu bán hàng.

2. Tiếp thị đa điểm

Tiếp thị đa điểm (Omnichannel Marketing) được đánh giá cao bởi các chuyên gia trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu. Để thành công trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần phải tăng cường tiếp thị đa điểm thông qua các kênh bán hàng khác nhau.

3. Quản lý tập trung

Một trong những yếu tố tạo nên Omnichannel là giải pháp quản lý bán hàng đa kênh tập trung, cho phép doanh nghiệp quản lý toàn bộ kinh doanh trên nhiều kênh khác nhau trên cùng một giao diện thuận tiện. 

IV. Những lợi ích Omnichannel mang lại cho doanh nghiệp

Xây dựng mô hình Omnichannel đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi mang lại những lợi ích sau đây.

1. Tiếp thị đa điểm

Xây dựng chiến lược tiếp thị đa điểm là một trong những cách để thu hút và tiếp cận khách hàng hiệu quả. Theo chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, ước tính trung bình để được khách hàng chọn mua hàng thì thương hiệu đó phải xuất hiện ít nhất là 21 lần. Đây cũng chính là lý do tại sao doanh nghiệp cần gia tăng tiếp cận và gây ấn tượng tốt với khách hàng.

2. Tăng doanh thu hiệu quả

Khi áp dụng mô hình Omnichannel, khách hàng sẽ dễ dàng nhận thấy thương hiệu của bạn từ trực tiếp đến ngoại tuyến. Điều này sẽ tác động tích cực đến hành vi mua sắm và đưa ra quyết định mua hàng từ khách hàng. 

Vì vậy, khi áp dụng Omni channel đúng và đủ sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số gấp nhiều lần và hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về chân dung và hành vi khách hàng, từ đó mang lại trải nghiệm tốt nhất đến người dùng.

>> Top 10 phần mềm quản lý Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

3. Hỗ trợ khách hàng tốt hơn

Một trong những lợi ích khi sử dụng Omni Channel đó là xây dựng thương hiệu ở nhiều kênh bán hàng khác nhau, nơi tập trung mọi đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo được trải nghiệm mua hàng liền mạch và cá nhân hóa, giúp tương tác trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Những lợi ích của Omnichannel là gì
Xây dựng thương hiệu ở nhiều kênh bán hàng khác nhau

4. Tăng sự hài lòng của khách hàng và quảng bá thương hiệu

Khi doanh nghiệp có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt sẽ giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp. 

Để được khách hàng tin tưởng và hài lòng thì doanh nghiệp cần áp dụng những phương pháp sau đây. 

  • Lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm.
  • Phản hồi và xử lý nhanh.
  • Thái độ trả lời lịch sự và chuyên nghiệp.

Khi mang đến trải nghiệm mua hàng gắn kết và đồng nhất, doanh nghiệp sẽ tạo được sự tin tưởng và xây dựng được mối quan hệ từ khách hàng. Khi họ cảm thấy hài lòng, họ sẽ sẵn sàng đánh giá cao và giới thiệu doanh nghiệp của bạn đến với tất cả mọi người.

5. Gia tăng khách hàng trung thành

Sau khi hoàn thành mục tiêu làm hài lòng khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng trung thành. 

Bằng cách thu thập và phân tích thông tin từ Omni channel, bạn sẽ hiểu hơn về hành vi và sở thích của khách hàng, giúp thấu hiểu được tâm lý khách hàng, từ đó biết được khách hàng có hài lòng về sản phẩm, chất lượng dịch vụ hay không để đưa ra những biện pháp thay đổi hợp lý.

V. Cách áp dụng chiến lược Omnichannel hiệu quả

Để áp dụng chiến lược Omnichannel hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây.

1. Xác định đối tượng khách hàng

Một trong những cách phát triển chiến lược Omnichannel hiệu quả đó là xác định đối tượng khách hàng của mình và tìm hiểu các kênh mà họ sử dụng để có cách tiếp cận tự nhiên nhất giúp tăng tỷ lệ mua hàng.

2. Xây dựng nội dung cá nhân hóa

Một trong những cách áp dụng chiến lược Omnichannel là xây dựng nội dung cá nhân hóa để thu hút và giữ chân khách hàng. Bạn có thể sử dụng các dữ liệu khách hàng đã cung cấp để tạo ra những nội dung và ưu đãi đặc biệt phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng.

3. Xây dựng thông điệp nhất quán giữa các kênh

Việc xây dựng thông điệp nhất quán giữa các kênh sẽ giúp khách hàng nhận ra thương hiệu của bạn và cảm thấy thoải mái khi mua hàng trên bất kỳ kênh nào của doanh nghiệp. Cách áp dụng này sẽ giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp và tạo sự uy tín trong lòng khách hàng.

Các bước áp dụng chiến lược omnichannel marketing là gì
Xây dựng thông điệp nhất quán giữa các kênh để tăng hiệu quả bán hàng

VI. 4 sai lầm khi sử dụng Omnichannel

Những sai lầm sau đây có thể xảy ra khi sử dụng chiến lược Omni channel mà có thể bạn chưa biết.

1. Không theo kịp xu hướng thị trường

Thị trường và nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục, nếu doanh nghiệp không cập nhật và thích nghi với những thay đổi đó thì doanh nghiệp có thể bị đẩy ra khỏi “cuộc chơi”. Vì vậy, để triển khai chiến lược Omnichannel hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp vừa cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, vừa bắt kịp xu hướng thị trường để tạo sức hút và làm nổi bật thương hiệu của bạn trước khách hàng.

2. Không đánh giá và tập trung vào các kênh hiệu quả

Một mô hình bán hàng đa kênh hiệu quả không chỉ nằm ở số lượng kênh bán hàng mà còn phải đảm bảo chất lượng từng kênh bán hàng. Vì thế, để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần phải dành thời gian để phân tích các dữ liệu liên quan để đánh giá hiệu quả của từng kênh bán hàng, sau đó tập trung phát triển những nhánh nổi bật và đưa ra cải tiến cần thiết.

3. Chưa tối ưu việc xử lý đơn hàng

Như đã đề cập ở trên, Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh được thiết lập để đảm bảo tính nhất quán trong việc quản lý các kênh bán hàng. Để đạt được điều này, cần thiết kế một quy trình hoạt động khoa học và hiệu quả thông qua việc sử dụng phần mềm công nghệ tiên tiến. 

Như vậy, doanh nghiệp mới có thể hạn chế được những sai sót và thất thoát hàng hóa và không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng của khách hàng. 

4. Không cập nhật và theo dõi hàng tồn kho thường xuyên

Khi triển khai bán hàng trên nhiều kênh khác nhau bạn có thể gặp phải những lỗi về hàng tồn kho và thất thoát hàng hóa. Do đó, bạn cần phải cập nhật và theo dõi hàng tồn kho thường xuyên để đảm bảo có đủ hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như tránh được tình trạng gian hàng bị đánh giá thấp và hạn chế hiển thị.

VII. Một số mẹo ứng Omnichannel Marketing

Khi bắt đầu sử dụng Omnichannel việc nắm rõ khái niệm Omni là gì và những thông tin liên quan đến mô hình này là điều vô cùng quan trọng. Vậy bạn đã biết cách triển khai thành công Omnichannel Marketing là gì chưa? Nếu chưa hãy xem ngay một số mẹo để giúp bạn thành công với Omnichannel sau đây.

  • Hiểu rõ khách hàng: Bạn hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu rõ những nhu cầu, mong muốn và sở thích của họ khi mua sắm.
  • Phân tích đối tượng khách hàng: Phân khúc đối tượng khách hàng để đưa ra phương pháp thức tiếp cận phù hợp với từng nhóm khách hàng.
  • Sử dụng dữ liệu: Việc sử dụng dữ liệu sẽ giúp bạn nắm bắt cách khách hàng tương tác với các kênh bán hàng và tìm kiếm insight của khách hàng.
  • Áp dụng remarketing: Sử dụng hình thức remarketing để khơi gợi lại nhu cầu của khách hàng là một cách hiệu quả để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng.
  • Tạo liên kết giữa các kênh bán hàng: Điều này sẽ giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp và tăng cơ hội tương tác với họ.

VIII. Kết luận

Omnichannel là một chiến lược bán hàng đa kênh cho phép khách hàng tương tác với doanh nghiệp trên nhiều nền tảng và kênh khác nhau nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

Tuy nhiên, để áp dụng Omnichannel hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi tiết và tỉ mỉ, xác định rõ đối tượng khách hàng, tập trung vào các kênh hiệu quả. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã lựa các đơn vị chuyên cung cấp giải pháp, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để giúp tăng lợi nhuận.

Để hiểu hơn về giải pháp, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel cũng như đưa ra giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp đừng ngần ngại liên hệ với GOBRANDING nhé!

The post Omnichannel là gì? Mô hình bán hàng đa kênh hiệu quả appeared first on Công ty SEO GOBRANDING.



from Công ty SEO GOBRANDING
via Go Branding

Không có nhận xét nào

Bài đăng phổ biến