Breaking News

Quản trị nguồn nhân lực là gì? Mục tiêu, vai trò và chức năng

Quản trị nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng, góp phần vào sự thành bại của một tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh. Con người là yếu tố không thể thiếu để vận hành một doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn sẽ có nhiều vị trí nhân viên, Chính vì vậy, quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chính là nhân tố then chốt để cảnh thiện tích cực khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Vậy quản trị nguồn nhân lực là gì? Có những mục tiêu và vai trò quan trọng nào với doanh nghiệp. Hãy cùng Công ty MONA Media giải đáp trong bài viết này nhé!

Quản trị nguồn nhân lực là gì?

Quản trị nguồn nhân lực – HRM: Human Resource Management là việc duy trì, phát triển, điều phối và sử dụng nguồn tài nguyên nhân lực của một tổ chức, doanh nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả. Tất cả nhà quản trị ở mọi cấp, mọi doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mục tiêu thông qua những nỗ lực của nhân viên ở dưới quyền. Do đó, công tác quản trị nhân lực đòi hỏi phải được các cấp quản trị thực hiện tốt.

Thông tin quản trị nguồn nhân lực là gì

Một số vai trò của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:

  • Tuyển dụng nhân viên: Nhiệm vụ của giám đốc nhân sự là tuyển dụng nhân viên mới cho doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng, cần tuyển những nhân viên xuất sắc cho công ty của mình
  • Đào tạo và phát triển nhân sự: Nhằm tăng năng suất làm việc của nhân viên, người quản lý cần đưa ra những định hướng, đào tạo và phát triển nhân viên để đáp ứng yêu cầu làm việc của doanh nghiệp.
  • Xây dựng quan hệ nhân viên: Để nhân viên không bị chia cách hay ấn tượng xấu về công ty. Người quản trị nhân sự cần kết nối, xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên, nhằm đảm bảo tổ chức phát triển bền vững
  • Thù lao và phúc lợi: Nhân sự khi làm việc cho doanh nghiệp luôn quan tâm đến lương thưởng, phúc lợi. Do đó, nhà quản trị nhân sự cần đưa ra những phương án về tiền lương để thương lượng với những ứng viên. Vừa tuyển được nhân viên xuất sắc, vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực

Các mục tiêu của hoạt động quản trị tài nguyên nhân lực để cung cấp cho doanh nghiệp lực lượng lao động đúng yêu cầu. Đồng thời, việc khai thác sử dụng nguồn lao động được tiết kiệm và hiệu quả nhất. Quản trị nguồn nhân lực nhắm tới các mục tiêu là:

  • Mục tiêu kinh tế: Giúp tổ chức sử dụng hiệu quả nguồn lực con người. Từ đó, hiệu suất và chất lượng công việc được nâng cao và góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Mục tiêu xã hội: Đáp ứng yêu cầu về đạo đức và xã hội của nhân viên và công ty. Điều này bao gồm vấn đề pháp lý, bình đẳng trong công việc, tuyển dụng, trả lương,…
  • Mục tiêu tổ chức: Đảm bảo hiệu quả vận hành của doanh nghiệp; quản lý danh sách công việc của nhân viên minh bạch, hiệu quả. Điều này cung cấp chương trình đào tạo inhouse doanh nghiệp, tuyển đủ số lượng nhân viên và duy trì khả năng giữ chân nhân viên làm việc.
  • Mục tiêu chức năng: Mỗi phòng ban trong doanh nghiệp đều có chức năng, nhiệm vụ riêng và phải có trách nhiệm đóng góp cho mục tiêu chung của toàn tổ chức. Do đó, quản trị nguồn nhân lực phải đảm bảo mỗi bộ phận này hoàn thành tất cả những điều trên một cách hữu hiệu nhất.
  • Mục tiêu cá nhân: Nhà quản trị phải giúp nhân viên của mình đạt được các mục tiêu cá nhân của họ. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm hình thức training và phát triển, đánh giá, sắp xếp, lương bổng hay thực hiện kiểm tra.
Một số mục tiêu quan trọng của quản trị nguồn nhân lực

Chức năng của quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực thực hiện những vai trò gì cho một tổ chức? Hoạch định kế hoạch nhân sự, tuyển dụng và lựa chọn nhân viên, đưa ra chính sách, điều hành con người là những điều nổi bật nhất.

Hoạch định kế hoạch nhân sự cho doanh nghiệp

Quản trị nguồn tài nguyên nhân lực giúp doanh nghiệp nắm rõ được nhu cầu về con người cần thiết trong hiện tại và tương lai. Doanh nghiệp cần những người có chuyên môn như nào và cần bao nhiêu? Nên tuyển dụng thêm hay đào tạo nội bộ? Khi trả lời được câu hỏi này, nhà quản trị mới định hình và lên kế hoạch nhân sự tốt cho doanh nghiệp.

Tuyển dụng và lựa chọn nhân sự

Khi đã hiểu về nhu cầu nhân sự, công việc tiếp theo là tuyển dụng, lựa chọn. Người đi ứng tuyển nhiều nhưng những người có trình độ chuẩn, phù hợp với vị trí thì không hề dễ kiếm. Do đó, người quản lý nhân sự và trưởng bộ phận cần có hiểu biết, khả năng đánh giá hồ sơ và ứng viên tốt, khả năng đàm phán và thuyết phục để thu hút được nhân lực tiềm năng.

Đưa ra chính sách và quy định cho nguồn nhân lực

Người quản trị phải có vai trò điều hành và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của nhân sự trong tổ chức. Đồng thời, vị trí quản lý nhân lực cấp cao này phải nắm bắt được vấn đề hiện đang tồn tại của nhân sự, thấu hiểu những điều cần khắc phục, bổ sung, duy trì và phát triển. Việc này được thực hiện công bằng, minh bạch thông qua những chính sách, quy định và luật chặt chẽ, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Nhà quản trị đưa chính sách cho nguồn nhân lực

Điều hành, duy trì và đào tạo nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực phải đảm bảo con người trong tổ chức thực thi đúng trách nhiệm trong công việc, làm việc hiệu quả và có định hướng gắn bó lâu dài với công ty. Việc này đòi hỏi mỗi người trong tổ chức được giải đúng việc, đúng chuyên môn. Đồng thời, lộ trình thực hiện, mục tiêu và định hướng công việc cũng được thể hiện rõ ràng.

Để tối ưu hóa quy trình đào tạo nhân sự nội bộ, nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm để training nhân viên. Một sản phẩm mà MONA nhắc đến đó là MONA SkillHub, một phần mềm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí để đào tạo nhân viên. Các tính năng nổi bật của phần mềm quản lý đào tạo nội bộ MONA SkillHub có thể kể đến như:

  • Tính năng chặn không tua Video: Đảm bảo nhân viên phải học hết kiến thức trong video mới được chuyển sang bài học tiếp theo. Chỉ có thể tua video khi xem lại những bài học mình đã hoàn thành
  • Tạo bài kiểm tra với điểm sàn: Mỗi module bài học sẽ có những bài kiểm tra mà doanh nghiệp tạo sẵn với điểm sàn cố định. Nhân viên cần vượt qua điểm sàn để đến với bài học tiếp theo.
  • Cấp chứng chỉ tự động: Khi học xong khóa học, nhân viên sẽ được cấp chứng chỉ tự động. Các mẫu chứng chỉ này được doanh nghiệp thiết kế riêng ngay trên hệ thống phần mềm.
  • Tạo lịch, thông báo, reup video: Đặc biệt, phần mềm có thêm tính năng lên lịch tổ chức các buổi Seminar, Wordshop Online/ Offline, có thể reup video để nhân viên xem lại khi cần.

Và còn nhiều tính năng khác của phần mềm, giúp doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề đào tạo doanh nghiệp, qua đó dễ dàng điều hành, duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững.

Nếu bạn đang gặp vấn đề phải nói đi nói lại nhiều lần kiến thức cơ bản, hay không có tài liệu đào tạo đồng nhất, hoặc không kiểm soát được khi nhân viên quá nhiều. LIÊN HỆ NGAY Công ty MONA Media qua HOTLINE 1900 636 648 để được tư vấn giải pháp phần mềm đào tạo MONA SkillHub. Chúng tôi tự tin đây là phần mềm quản lý đào tạo nội bộ tốt nhất trên thị trường, vững bước đưa doanh nghiệp phát triển

Phần mềm đào tạo nội bộ MONA SkillHub

Đưa ra định hướng, tư vấn cho nhân sự

Doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó có thể gặp những vấn đề khó khăn về nhân sự. Đó có thể là nhân viên có thái độ làm việc không tốt, có dấu hiệu bỏ việc, nghỉ việc nhiều ngày. Hoặc nhân viên chia rẽ nội bộ, kết bè cánh, chống đối ngầm,…

Lúc này, bộ phận quản trị nguồn nhân lực cần tư vấn cách thức để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người quản trị cũng phải tìm hiểu, tương tác để hiểu được vấn đề và đưa ra định hướng điều chỉnh phù hợp.

Đánh giá nhân sự

Bộ phận quản trị nhân sự trực tiếp thực hiện kiểm tra nhân lực thông qua quản lý hồ sơ, tuyển dụng, đào tạo nhân sự, đánh giá hiệu quả làm việc, khen thưởng. Đây là căn cứ để đưa ra hợp đồng lao động, quyết định lương, thưởng, thăng tiến. Hoạt động đánh giá cần đảm bảo sự công bằng, minh bạch để nâng cao năng suất lao động.

Cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên

Nhân viên cấp dưới cần tham gia hoạt động kết nối với lãnh đạo các cấp phía trên.

  • Giúp nhân viên cảm nhận được sự tôn trọng, quan tâm và nhận thức được vai trò của mình trong doanh nghiệp.
  • Giúp mọi người biết được sứ mệnh và tầm nhìn của người cấp trên.
Quản lý nguồn nhân lực là cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên

6 Mô hình quản trị nguồn nhân lực phổ biến hiện nay

Mô hình quản trị nguồn nhân lực đúng đắn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tìm ra và lựa chọn mô hình phù hợp không phải điều dễ dàng. MONA giới thiệu đến bạn 6 mô hình được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Mô hình thư ký

Mô hình thư ký thực hiện quản lý nhân lực thông qua việc thu thập thông tin, báo cáo, xử lý số liệu từ công việc hành chính hàng ngày của doanh nghiệp. Phòng HR quản lý nhân lực theo quy định, quy chế và dưới sự phê duyệt của lãnh đạo. Nhược điểm của mô hình là vai trò của quản trị bị hạn chế và dần trở nên bị động.

Mô hình luật pháp

Mô hình luật pháp hướng tới việc quản trị rõ ràng, công bằng, minh bạch và tuân thủ pháp luật. Ưu điểm của cách quản trị là hạn chế xung đột lao động. Thông thường, những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoặc nhân lực ngoại quốc sẽ sử dụng mô hình này.

Mô hình tài chính

Trong mô hình này, doanh nghiệp dựa vào chính sách tài chính như lương thưởng, hoa hồng, đãi ngộ để thu hút và quản trị nguồn nhân lực. Các công ty này cung cấp đến nhân sự môi trường làm việc tiềm năng, động lực kinh tế mạnh. Tuy nhiên, sự gắn kết nội bộ thường lỏng lẻo và dễ xung đột khi lợi ích kinh tế bị vi phạm.

Quản trị nguồn nhân lực theo mô hình tài chính

Mô hình nhân văn

Ở mô hình nhân văn, người quản trị nguồn nhân lực khuyến khích nhân viên thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao. Đồng thời, họ cũng tạo điều kiện tốt nhất như cải thiện môi trường làm việc để mỗi người thể hiện tài năng, giá trị của mình và có được sự hài lòng.

Mô hình khoa học hành vi

Khoa học hành vi là mô hình quản trị nguồn nhân lực có khả năng giải quyết tối ưu các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý. Mô hình thực hiện nghiên cứu hành vi để hiểu rõ nhân sự muốn gì, cần gì để thực hiện thiết kế công việc, chương trình training phát triển hay đánh giá, khen thưởng.

Mô hình quản trị

Trong công ty sử dụng mô hình quản trị, người quản trị thực hiện hai cách sau:

  • Thấu hiểu và chia sẻ mục tiêu với nhân viên cấp dưới và trao đổi với cấp trên để tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề của doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn, training các chức năng quản lý nguồn nhân lực như tuyển dụng, tổ chức làm việc, đánh giá và khen thưởng.

Bạn nghĩ rằng việc đào tạo nhân viên hằng tuần sẽ giúp nhân viên có thêm kiến thức để làm việc. ĐÚNG nhưng KHÔNG TỐI ƯU! Hãy tiết kiệm thời gian đào tạo nhân sự của mình qua phần mềm đào tạo nội bộ MONA SkillHub. Xem ngay VIDEO dưới đây để hiểu hơn cách thức hoạt động của phần mềm MONA SkillHub.

Một số câu hỏi về quản trị nguồn nhân lực

Bên cạnh những vấn đề quan trọng ở trên, bạn cũng nên tìm hiểu một số chủ đề nhỏ khác có liên quan đến nguồn nhân lực. Dưới đây là những điều bạn cần nắm được về nguồn nhân lực của công ty.

Nhân sự outsourcing là gì?

Nhân sự Outsourcing còn được biết đến là nhân sự thuê ngoài. Đây là những nhân viên không thuộc công ty mà được cung cấp bởi các công ty cung cấp dịch vụ nhân sự hoặc người làm tự do.

Nhân sự outsourcing là gì

Tỷ lệ duy trì nhân viên là gì?

Tỷ lệ duy trì nhân viên là chỉ số thể hiện mức độ thành công của công ty trong việc duy trì lực lượng lao động ổn định cho doanh nghiệp. Ý nghĩa của chỉ số là cho biết lượng nhân viên gắn bó với tổ chức và tổng nhân viên của tổ chức trong khoảng thời gian nhất định.

Có nên dùng nhân sự thuê ngoài?

Sử dụng nhân sự thuê ngoài là giải pháp hiệu quả khi doanh nghiệp muốn hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất. Việc thuê ngoài cũng giúp doanh nghiệp giảm được chi phí tuyển dụng, cơ sở vật chất, quản trị nhân lực,… Tuy nhiên, lựa chọn này cũng có hạn chế như khiến một phần thông tin nội bộ bị rò rỉ hay doanh nghiệp không nắm bắt được trọn vẹn năng lực làm việc.

Nếu bạn không sử dụng nguồn nhân lực outsourcing cho doanh nghiệp, mà sử dụng thêm những nhân sự mới. Để dễ dàng đào tạo nhân viên mới hiệu quả, hãy tham khảo bài viết sau:

Xem ngay: Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhân sự có vai trò quan trọng, góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, quản trị nguồn nhân lực tốt là việc làm không thể thiếu để giữ chân nhân viên và tạo động lực để con người cống hiến cho tổ chức. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về quản trị nhân lực, vai trò và chức năng quan trọng để ứng dụng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Bài viết Quản trị nguồn nhân lực là gì? Mục tiêu, vai trò và chức năng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mona Media.



from Mona Media
via Mona Media

Không có nhận xét nào

Bài đăng phổ biến