Cách Xây Dựng Chiến Lược SEO Hiệu Quả Cho Website Để Lên Top 1 Google
SEO (search engine optimization) không phải chỉ là tìm từ khóa và kiếm được thật nhiều lượt truy cập hàng tháng. Nó là một quá trình dài hơi, phức tạp và cần một chiến lược SEO cụ thể mới có thể đạt hiệu quả tối đa và bền vững.
Chiến lược SEO là gì?
Chiến lược SEO còn được gọi là chiến lược tối ưu hoá trên công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình lập kế hoạch, lên ý tưởng sau đó triển khai theo từng bước nhằm giúp website cải thiện được thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google.
Nói cách khác, chiến lược SEO có thể hiểu là quy trình các SEOer nghiên cứu những cách làm để mang về lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) cho website một cách an toàn và không mất phí. Nếu biết cách lập chiến lược thông minh thì sẽ mang website của doanh nghiệp ngày càng đến gần hơn với tệp khách hàng tiềm năng đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Khác biệt giữa chiến lược, kế hoạch và quy trình SEO
Chiến lược SEO là gì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Tuy nhiên, nhiều SEOer mới vào nghề thường nhầm lẫn giữa định nghĩa của chiến lược, kế hoạch và quy trình SEO. Thực chất, chiến lược SEO sẽ tập trung dự tính trước nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Chiến lược cần có tính năng động, linh hoạt và có thể thay đổi theo từng tình huống thực tế.
Trong khi đó, kế hoạch SEO là các bước suy nghĩ về những hành động bắt buộc phải thực hiện trong chiến lược SEO để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Kế hoạch sẽ là những chuỗi các bước cần thực hiện để giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất.
Quy trình SEO là checklist cụ thể từng bước khi thực hiện SEO trên Website. Những quy trình này giúp bạn không quên hoặc bỏ lỡ bất kỳ một bước tối ưu nào. Nhờ đó mà góp phần thành công cho kế hoạch và chiến lược SEO đã được vạch ra.
Lập kế hoạch và quy trình SEO cần tuân thủ theo định hướng, mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị sẵn các kế hoạch bổ sung, kế hoạch thay thế để sử dụng trong trường hợp kế hoạch chính áp dụng vào thực tế không cho kết quả như mong đợi.
Xem thêm: Hướng Dẫn SEO Website Lên Top 1 Google Đơn Giản, Hiệu Quả Chỉ 8 Bước
Làm sao để có chiến lược SEO website hiệu quả?
Để hoàn thiện chiến lược SEO website một cách hoàn hảo nhất, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Tập trung trải nghiệm người dùng
Điều đầu tiên bạn cần biết khi lập chiến lược SEO là cần tập trung vào trải nghiệm của người dùng. Những khách hàng ghé qua website của bạn cần có một trải nghiệm liền mạch, tránh đứt quãng và được theo dõi những nội dung khiến họ hài lòng.
Tăng tốc độ tải web
Tốc độ website ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm của người dùng. Theo nhận định từ chuyên gia SEO, cứ 1 giây website tải chậm sẽ làm giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần tìm cách tăng tốc cho website để đảm bảo mang đến những trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho khách hàng, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công.
Giao diện thân thiện với thiết bị di động
Hiện nay, đa số người dùng đều lướt web bằng điện thoại di động. Vì vậy, bạn cần đảm bảo trang web có giao diện thân thiện, dễ dùng với thiết bị điện thoại. Nhờ vậy, số lượng người truy cập trang web của bạn sẽ nhiều hơn tăng cơ hội đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng tiềm năng.
Cấu trúc website đạt chuẩn
Khi tìm hiểu về cấu trúc website, bạn cần lưu ý 3 điều sau:
- Cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách tìm ra sự cân bằng cấu trúc trong website giữ chân người đọc với sự liền mạch, thống nhất nội dung.
- Tăng khả năng lập chỉ mục nhờ cấu trúc website thân thiện với công cụ tìm kiếm.
- Xây dựng một trang web với nội dung chuyên sâu về lĩnh vực cụ thể nào đó đảm bảo mang lại thông tin giá trị cho khách hàng đồng thời có cơ hội tăng xếp hạng trên Google.
Những công cụ để lập chiến lược SEO
Để lập chiến lược SEO đòi hỏi các SEOer cần có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường, nắm chắc insight khách hàng tiềm năng và phân tích đối thủ cạnh tranh. Để làm tốt những điều cơ bản này, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của các công cụ SEO thông minh sau:
- Công cụ SEO Keyword Ahrefs: Công cụ SEO trực tuyến có chức năng phân tích đối thủ cạnh tranh, xác định backlink, nghiên cứu từ khoá, theo dõi thứ hạng hiệu quả.
- Công cụ Google Search Console: Công cụ SEO miễn phí giúp bạn theo dõi và đồng thời báo cáo sự hiện diện của website mình với công cụ tìm kiếm. Bạn có thể kiểm soát, tối ưu hoá trang web một cách hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ tìm kiếm trên Google.
- Công cụ SEO KWFinder: Công cụ SEO hỗ trợ bạn tìm từ khoá dài có tính cạnh tranh thấp, chạy báo cáo phân tích và dễ dàng theo dõi thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.
- Phần mềm SEO Moz: Phần mềm giúp so sánh lượng truy cập, tối ưu hoá trang web của doanh nghiệp với web của đối thủ cạnh tranh. Nhờ vậy, bạn có thể xem xét trang web nào đang làm tốt, cụm từ tìm kiếm nào đang đứng đầu và thay đổi cho website của mình.
- Công cụ theo dõi từ khoá Ubersuggest: Công cụ giúp bạn tìm kiếm và xác định các từ khoá từ cụm từ ngắn đến cụm từ khoá dài. Điều này hỗ trợ bạn tìm kiếm từ khoá với hàng trăm đề xuất để sử dụng cho website của mình.
Bước 1: Kiểm tra SEO Website (SEO audit)
Để thành lập chiến lược SEO, bước đầu tiên các SEOer cần làm là kiểm toán SEO hay còn được gọi là SEO Audit. Kiểm toán SEO sẽ giúp bạn xác định được vấn đề nào đang làm tốt và chưa tốt để có thể sửa chữa, phát triển chiến lược một cách tốt nhất. Khi kiểm toán SEO, những khía cạnh bạn cần quan tâm như sau:
Khi kiểm tra SEO website, chúng ta cần đánh giá 5 khía cạnh như sau:
- Kiểm tra On-page
- Kiểm tra Off-page
- Kiểm tra Technical
- Kiểm tra nội dung (Content Audit)
- Kiểm tra Entity
Kiểm tra Onpage
Một số câu hỏi cần đặt ra khi kiểm tra Onpage như:
- Giao diện website có thân thiện với người dùng nền tảng di động không?
- Tốc độ tải trang đã đạt tiêu chuẩn chưa?
- Nội dung website có đang bị trùng lặp không?
- Từ khoá các bài trong website có tiêu diệt lẫn nhau không?
- Đã có thẻ Title, Heading, liên kết nội bộ sắp xếp chuẩn SEO chưa?
- Từ khóa chính có xuất hiện ở câu đầu tiên và câu cuối cùng chưa?
- Hình ảnh minh hoạ có đang chứa thẻ Alt (văn bản thay thế) hay không?
Tuy nhiên, để áp dụng cách SEO Onpage một cách tối ưu nhất thì điều quan trọng bạn phải có website, và website của bạn đương nhiên phải đạt được các tiêu chí của một trang web chuẩn.
Đừng lãng phí thời gian thêm nữa, việc bạn cần làm chỉ là nhấc điện thoại lên và gọi tới số 1900 636 648 của Mona Media, bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng về sự tư vấn nhanh chóng và hỗ trợ cũng như chất lượng dịch vụ SEO tổng thể của chúng tôi. |
Kiểm tra Offpage
Khác với Technical và Onpage Audit, kiểm toán Offpage (Offpage Audit) đánh giá hiệu quả SEO Offpage, chủ yếu là thông qua backlinks:
- Backlink có được crawl (quá trình thu thập thông tin của search bot) không?
- Có bao nhiêu backlink chết?
- Các backlink có vi phạm tiêu chuẩn của Google không?
- Những nội dung được phân trang đã có link lại với nhau chưa?
- Các link có sử dụng Anchor text không?
- Các trang có dẫn tới lỗi 404 không?
Kiểm tra Technical
Technical SEO là SEO kỹ thuật giúp tối ưu hóa website về thành phần cấu tạo nhằm tạo ra một website chuẩn nhất về giao diện, cấu trúc. Tối ưu hoá Technical SEO là cách đưa website lên Top Google nhanh chóng nhất. Một số câu hỏi bạn cần đặt ra khi tối ưu SEO kỹ thuật phải kể đến như sau:
- Nội dung được render bằng Javascript cơ bản hay chưa?
- URL của website đã được lập chỉ mục (Index) chưa?
- Đã cài đặt theo dõi tracking cho website chưa?
- Đã tối ưu đường dẫn URL nhất quán chưa?
- URL có đang bị chặn bởi file robots.txt không?
- Website đã thực hiện Schema Markup chưa?
Kiểm tra Content
Trong chiến lược SEO kiểm tra nội dung Content là bước vô cùng quan trọng. Content Audit là hình thức kiểm tra chất lượng nội dung của website và đánh giá mức tiềm năng của từ khóa, chủ đề trong chiến lược SEO nội dung website. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra SEO website các SEOer cần tìm kiếm những nội dung của đối thủ đang bỏ ngỏ mà doanh nghiệp mình có thể khai thác.
Nhìn chung, kiểm tra Content trong chiến lược SEO sẽ cần tìm hiểu về những khía cạnh sau:
- Content của website có đang xoay quanh từ khóa chính hay không?
- Phần Content có đang kích hoạt tính năng Google Safe Search của công cụ tìm kiếm không?
- Chủ đề nội dung website có đang vi phạm về chuẩn mực chất lượng của công cụ tìm kiếm Google hay không?
Kiểm tra Entity
Kiểm tra Entity trong chiến lược SEO là phương pháp giúp công cụ Search Engine hiểu ý định của người dùng. Entity sẽ giúp công cụ tìm kiếm Google nhận ra được các thực thể giới thiệu trong mục này đồng thời dễ dàng hơn khi xác định câu trả lời cho một truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Audit Entity là bước kiểm tra về thông tin website, doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của công ty đã có tính xác thực và đồng nhất cao chưa. Khi làm tốt những yếu tố này, Google sẽ dễ nhận diện về website của bạn và đồng thời giúp website dễ lên top đầu trong công cụ tìm kiếm hơn.
Tham khảo: Xu hướng SEO 2023 – Quy trình SEO website tăng thứ hạng Google
Bước 2: Nghiên cứu
Bước tiếp theo trong một chiến lược SEO chính là nghiên cứu. Kiểm toán SEO chỉ đưa ra những thiếu sót, còn chúng ta phải thực hiện các nghiên cứu để tìm ra cách giải quyết và chiến lược cho tương lai.
Nghiên cứu thị trường (Market Research)
Thị trường là lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động hoặc muốn dấn thân vào. Mỗi thị trường sẽ có những đặc tính riêng, tùy theo quốc gia, vùng miền, văn hóa, nhân khẩu học,…
Vì vậy mà mỗi thị trường cũng sẽ có những nhu cầu riêng biệt. Nghiên cứu thị trường (Market Research) có thể được thực hiện bằng cách khảo sát, phỏng vấn, nghiên cứu nhóm tập trung (focus group),… Bằng nghiên cứu chúng ta có thể biết được nhu cầu của thị trường là gì và liệu có bão hòa hay chưa.
Ngoài ra, cũng phải xem xét khả năng của doanh nghiệp có đủ để đáp ứng các nhu cầu của thị trường hay không. Phải đánh giá xem liệu có đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành hay không.
Nghiên cứu đối thủ
Trong quá trình lên chiến lược SEO, bí quyết để bạn nhanh chóng tăng thứ hạng SEO là cần nghiên cứu kỹ đối thủ để điều chỉnh các bước SEO sao cho phù hợp.
Để phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần quan tâm đến cả bốn khía cạnh lớn bao gồm Content, Onpage, Offpage, Entity. Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến các đối thủ tối ưu hoá chung tệp từ khoá nhưng không phải đối thủ trực tiếp. Ví dụ doanh nghiệp bạn bán sữa hạt, đối thử của bạn không chỉ là các cửa hàng bán mặt hàng tương tự mà còn là những trang ẩm thực, dinh dưỡng khác.
Nghiên cứu và xác định khách hàng mục tiêu
Nhờ bước nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ thu hẹp được đối tượng khách hàng mục tiêu cần hướng đến. Từ đó, bạn có thể tập trung nghiên cứu và lập chiến lược để hướng đến những khách hàng tiềm năng này nhằm biến họ trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có sự đầu tư đúng mực vào bộ phận Marketing. Đồng thời, đừng quên sử dụng các công cụ đo lường tâm lý khách hàng để nghiên cứu ra insight, search intent của khách hàng để nắm bắt đúng nhu cầu. Bên cạnh đó bạn cũng cần nghiên cứu thật kỹ chân dung khách hàng của bạn và hành trình khách hàng đến với website của bạn. Từ đó bạn có thể dễ dàng đưa ra chiến lược SEO phù hợp cho website của mình.
Nghiên cứu chủ đề
Cung cấp nội dung website hữu ích là cách bền vững nhất giúp website được Google đánh giá cao. Để phát triển nội dung tốt nhất, bạn cần sử dụng nhiều chiến thuật đảm bảo Content sâu rộng về một chủ đề riêng biệt hoặc phải cung cấp nội dung tốt hơn so với đối thủ. Sử dụng cụm chủ đề Topic Cluster là một trong những chiến lược xây dựng nội dung được đánh giá cao hiện nay. Cụm chủ đề sẽ bao gồm chủ đề chính cùng nhiều chủ đề bổ trợ liên quan mật thiết khác. Chủ đề chính sẽ triển khai với từ khoá hạt giống và các cụm chủ đề liên quan sẽ dùng để bổ sung cho chủ đề chính. Lựa chọn cho website một cụm chủ đề phù hợp sẽ giúp cho website của bạn dễ dàng đạt được những thứ hạng cao và được Google đánh giá tốt hơn.
Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)
Sau khi nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu, bạn phải tiếp tục thực hiện các nghiên cứu về từ khóa (keyword). Từ khóa là những từ mà người dùng gõ vào thanh tìm kiếm hay còn được gọi là truy vấn người dùng.
Từ khóa ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website bạn trên các trang SERP (search engine result page – trang kết quả tìm kiếm). Thứ hạng cao giúp tiếp cận nhiều người dùng hơn, cũng như xây dựng thương hiệu tốt hơn.
Tham khảo: 9 công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa chuẩn nhất
Từ khóa hạt giống
Trước tiên bạn cần phải tìm được “từ khóa hạt giống” cho chiến dịch SEO của mình.
“Từ khóa hạt giống” là từ khóa liên quan đến lĩnh vực, thị trường của doanh nghiệp hay sản phẩm. “Từ khóa hạt giống” giúp xây dựng các nội dung xoay quanh nó một cách có hệ thống, mạch lạc, hiệu quả và có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Từ “từ khóa hạt giống” bạn mới mở rộng ra thành một danh sách các từ khóa tiềm năng có thể sử dụng.
Để chọn được nhóm từ khóa, bạn phải sử dụng kết quả có được ở bước nghiên cứu khách hàng mục tiêu. Bạn hãy lập ra một danh sách các từ khóa liên quan tới họ (nhất là liên quan tới các vấn đề họ đang gặp phải). Sau đó, sử dụng những công cụ hỗ trợ để tìm ra các từ khóa tiềm năng nhất: Google Search Console, Ahrefs…
Trong quá trình nghiên cứu, bạn cần đo lường các chỉ số của các từ khóa:
- Trữ lượng (volume): số lần tìm kiếm trung bình trong một khoảng thời gian nhất định (một tuần/tháng/quý/năm)
- Độ khó (difficulty): đo lường độ khó để đạt được vị trí top 1 của từ khóa bất kỳ.
- Giá trị (value): giá trị của từ khóa dựa trên số tiền được trả cho mỗi cú click chuột (cost per click – CPC)
- Tiềm năng (potential): tiềm năng thành công tổng thể của từ khóa sau khi đã tính toán tất cả các chỉ số quan trọng.
Khi nghiên cứu từ khóa, không phải tất cả các chỉ số trên đều cao thì từ khóa đó nên sử dụng. Có một loại từ khóa mang tên “từ khóa đuôi dài” – thường có hơn 3 từ và số lượng tìm kiếm trung bình thấp. Tuy nhiên, những từ khóa đuôi dài lại có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với từ khóa đuôi ngắn!
Đối với người dùng, từ khóa đuôi dài thường cụ thể và sát sao với nhu cầu tìm kiếm hay điểm đau của họ. Những người tra cứu bằng một cụm từ dài, chi tiết thường là đã có trong đầu ý muốn tìm hiểu kỹ, dùng thử hoặc sử dụng sản phẩm.
Do đó, từ khóa đuôi dài thôi thúc người dùng đưa ra hành động, chuyển đổi những cú click thành các hành động cụ thể.
Thống kê cho thấy tỷ lệ chuyển đổi cao ảnh hưởng đến thành công cho chiến dịch SEO nhiều hơn việc có nhiều lượt tìm kiếm. Chưa kể đến việc ít bị tranh giành hơn, từ khóa đuôi dài chính là mục tiêu mà bạn nên nhắm tới!
Xem thêm: Hướng dẫn tìm ra đúng “từ khóa hạt giống”
Phân tích từ khóa của đối thủ
Để tìm được từ khóa ưng ý, bạn không phải chỉ xem xét bản thân mà còn phải cả phía đối thủ cạnh tranh. Kể cả là một website đầu ngành có tiềm lực mạnh mẽ cũng ít khi nào chọn tấn công vào sở trường của đối thủ.
Bởi vì đối thủ, cũng giống như bạn sẽ làm, luôn chỉ đẩy mạnh hiệu suất của một vài từ khóa cụ thể. Vì vậy khoảng trống sẽ luôn hiện ra và cơ hội luôn chờ bạn nắm lấy.
Sử dụng công cụ Content Gap để phân tích những từ khóa nào đang được đối thủ tập trung triển khai mà bạn chưa có dù chung một ngành. Sau đó tìm ra những từ khóa có tiềm năng nhất trong số đó và sử dụng cho chiến lược SEO của riêng mình.
Cũng cần nhấn mạnh rằng công tác phân tích đối thủ cần phải được thực hiện song song với tất cả các bước nghiên cứu, kể cả là từ khóa, chủ đề hay xây dựng backlink,… Bởi vì, như đã sử dụng từ “chiến lược” thì cũng nên nhớ rằng “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”!
Phân nhóm từ khóa
Trong danh sách các từ khóa tổng hợp được, sẽ có rất nhiều từ khóa tương đồng nhau. Nhưng thực chất mục đích và tác dụng của chúng lại khác nhau. Tùy theo truy vấn của người dùng đang mà “bản đồ hành trình khách hàng” là khác nhau. Vì vậy bạn nên lựa chọn nhóm từ khóa phù hợp với search intent người dùng.
Sau đây là các loại từ khóa theo từng mục đích khác nhau của người dùng:
- Information Keyword: từ khóa thông tin khi người dùng chỉ đang muốn tìm kiếm thông tin, muốn hiểu biết về vấn đề nào đó.
- Transactional Keyword: từ khóa được tìm kiếm khi người dùng đã có ý định mua hàng hóa, dịch vụ
- Commercial Keyword: từ khóa được tìm kiếm khi người dùng có ý định muốn biết hiểu thêm thông tin về hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào đó.
- Navigational keywords: từ khóa định hướng, dùng cho trường hợp khách hàng đã biết trước về đích đến của mình là một thương hiệu nào đó (như Google, Facebook, Twitter,…)
Dịch vụ SEO từ khóa của Mona:
=> Mona Media đã có dự án “giải cứu” một thương hiệu đã đánh mất tên miền do sử dụng các dịch vụ SEO mũ đen không chính thống và thiếu an toàn. Nhưng sau đó, Mona cùng đội ngũ SEO với các phương pháp SEO an toàn và hiện đại đã giúp thương hiệu Kim Thành vươn lên phủ sóng toàn ngành phụ tùng xe máy. |
Bước 3: Đặt mục tiêu KPI và OKR
Trong mọi chiến lược kinh doanh thì việc đề ra mục tiêu KPI, OKR vẫn là kim chỉ nam tốt nhất giúp đội nhóm đi đúng hướng để đạt mục tiêu cuối cùng. Cụ thể bước đặt mục tiêu cần thực hiện như sau:
Mục tiêu mà bạn muốn Website đạt được
Đầu tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn website đạt được sau khi hoàn tất chiến lược SEO. Mục tiêu này có thể là tăng tỷ lệ chuyển đổi, thu thập email nhằm sử dụng remarketing sau này hay đơn giản chỉ là tăng tỷ lệ người truy cập để tham khảo thông tin sản phẩm trên website. Khi đã xác định được rõ mục tiêu hướng đến, bạn cần có CTA và điều hướng phần nội dung sao cho phù hợp.
Mục tiêu cho tỷ lệ chuyển đổi
Đa số mục tiêu chung của các website khi thực hiện chiến lược SEO đều là tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cho doanh nghiệp. Quy trình tăng tỷ lệ chuyển đổi cần có nhiều bước và cách làm riêng để áp dụng cho từng ngành khác nhau. Với những ngành bán lẻ hay dịch vụ, tỷ lệ chuyển đổi là mục tiêu cuối cùng. Các website nội dung thông tin, B2B thì mục tiêu sẽ là điều hướng người đọc đến phần đáy của phễu bán hàng.
Các giai đoạn để dẫn dắt người dùng đến bước chuyển đổi theo Marketing Funnel như sau:
- Đầu phễu: Khách hàng đọc nội dung, download tài liệu hoặc đăng ký Content.
- Giữa phễu: Download nguồn, trả lời câu hỏi, khảo sát, tham gia sự kiện, nhận ưu đãi hấp dẫn…
- Đáy phễu: Nhận demo sản phẩm dùng thử, tham khảo thông số, giá bán sản phẩm, số lượt liên hệ mua sản phẩm…
Mục tiêu về tăng trưởng SEO
Mục tiêu về tăng trưởng SEO nên là:
- Tăng thứ hạng từ khoá quanh chủ đề của từ khoá chính.
- Tăng thứ hạng từ khóa không liên quan đến thương hiệu doanh nghiệp.
- Sửa lỗi website cơ bản.
- Xử lý các vấn đề cản trở công cụ tìm kiếm index website.
- Tối ưu hóa performance website.
Sau khi website đã được thống kê số liệu và nội dung đi đúng với từ khoá thì bạn có thể đặt thêm các mục tiêu SEO chi tiết hơn như CTR, Bounce Rate, Traffic, số lượt hiển thị tự nhiên trên Google, Page Session…
Tham khảo: SEO Checklist: 39 Tips để tối ưu hóa trang web của bạn 2023
Bước 4: Lập chiến lược SEO
Lập kế hoạch chiến lược SEO cần thực hiện bao gồm các bước sau:
- Tiến hành các thủ thuật SEO cơ bản.
- Lên danh sách các đầu việc cần thực hiện.
- Lên kế hoạch thời gian bắt đầu và deadline hoàn thiện.
- Lên danh sách người đảm nhiệm và chịu trách nhiệm về công việc.
- Đề ra các bước thực hiện và một số lưu ý nếu có.
Để tiết kiệm thời gian và dễ rà soát công việc hơn, bạn nên sử dụng dạng biểu đồ Gantt hoặc thao tác trên Excel, Google Sheet. Ngoài ra, nhằm giúp bạn đọc dễ dàng hơn khi lập chiến lược SEO, dưới đây là một số hướng dẫn làm SEO web bạn có thể tham khảo:
Chiến lược tăng Traffic bằng Onpage, Content SEO
Các thủ thuật này bao gồm:
- Audit Content: Phương pháp cải tiến những nội dung đã có sẵn trên website tạo thành nội dung mới đầy đủ và đáng tin cậy hơn.
- Tối ưu SEO Onpage theo chuẩn mới nhất năm 2023.
- Topic Cluster: Tạo chiến lược nội dung theo từng cụm chủ đề giúp người đọc dễ hình dung hơn.
- Expanded List Post: Tạo nội dung, mở rộng nội dung cho các chủ đề mới. Phương pháp này sẽ cần khoảng 3 tháng để thấy được hiệu quả như mong đợi.
- Tối ưu Feature Snippet, đẩy từ khoá lên top 0 Google tăng lượt traffic cho website.
Chiến lược SEO Offpage
Ngoài quan tâm đến những chiến lược SEO Onpage, các SEOer cần hiểu rõ về những chiến lược SEO Offpage giúp tăng lượng truy cập cho website. Cụ thể như sau:
- Social Media: Phương thức quảng bá nội dung đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Thông thường thời gian có hiệu quả sẽ khoảng 1 – 2 tuần.
- Backlink: Triển khai backlink bằng các phương pháp như mua backlink, PR báo chí hay Guest Post.
- Tìm cách xây dựng thêm hệ thống PBN mạnh mẽ hơn.
- Backlink tầng 2 để mang lại traffic tốt nhất cho website.
Chiến lược SEO tăng uy tín cho website
Để tăng độ uy tín cho website, các SEOer chuyên nghiệp cần thực hiện những thủ thuật SEO như:
- Xác thực Entity tạo sự đồng nhất trong thông tin doanh nghiệp.
- Sử dụng Schema để khai báo thông tin và IFTTT để tự đống hoá backlink.
Ngoài những thủ thuật tạo chiến lược SEO kể trên, bạn có thể cân nhắc những chiến lược để giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thời gian người dùng trên trang.
Dịch vụ Content Marketing tại Mona Media cung cấp cho bạn giải pháp phát triển bền vững trên internet. Chúng tôi giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin, tăng trưởng và chuyển đổi khách hàng bằng những nội dung chất lượng thay vì phải chi nhiều tiền cho quảng cáo. Và hơn ai hết, chúng tôi hiểu chiến dịch của bạn đang cần nội dung như thế nào.
Bước 5: Quảng bá
Sau khi hoàn thiện nội dung, bạn cần quảng bá website của mình để tăng tỷ lệ website để tiếp cận với nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Đầu tiên, bạn cần xác định sẽ lựa chọn kênh nào để quảng bá nội dung, bạn nên tận dụng các kênh miễn phí và cân nhắc chọn kênh trả phí nếu có ngân sách đầu tư lớn.
Mỗi kênh phân phối khác nhau đòi hỏi những sự chuẩn bị khác nhau để có thể vận hành tốt. Ví dụ: bạn cần những bài đăng (post) trên Facebook, Zalo; cần các hình ảnh, video và ảnh động,… trên Instagram, Tiktok và các mạng xã hội tương tự…
Đối với kênh tiếp thị liên kết (affiliate marketing), bạn cần thuê, tuyển số lượng nhân sự, cộng tác viên tương ứng với quy mô chiến dịch. Tương tự như vậy, bạn cũng cần cất công tìm những influencer hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới sản phẩm đang quảng bá.
Một điều quan trọng nữa là việc quảng bá cần được thực hiện liên tục trong và sau quá trình sản xuất nội dung. Việc này giống như phát hành trailer hay các poster quảng cáo trước khi một bộ phim ra mắt – giúp tăng nhận thức và sự tò mò, quan tâm của khách hàng đến với sản phẩm.
- Trước quảng bá: tiếp cận khách hàng tiềm năng, liên kết nội bộ,…
- Trong quảng bá: chia sẻ mạng xã hội, newsletter, quảng cáo trả phí, tiếp cận các influencer
- Sau quảng bá: quảng bá tự động (tự động chia sẻ, gửi newsletter), guest post, content syndication, tái sử dụng nội dung, remarketing,..
Tham khảo: Các lỗi kỹ thuật SEO thường gặp và cách khắc phục
Bước 6: Đo lường & đánh giá
Công việc cuối cùng khi lập chiến lược SEO là cài đặt các công cụ đo lường. Bạn cần phải đánh giá chi tiết cuối mỗi chiến dịch để biết có đạt hiệu quả mong muốn hay không và cần cải thiện ở đâu.
Thậm chí ngay trong chiến dịch SEO bạn cũng cần đánh giá tiến độ thực hiện, đánh giá ROI xem có đạt được các cột mốc đặt ra hay chưa.
Các công cụ đo lường, phân tích SEO có rất nhiều, đa số đều miễn phí. Tuy nhiên một vài trong số đó cũng có tính phí. Nhìn chung các công cụ cần phải trả phí mới có thể sử dụng thì sẽ có nhiều tính năng cao cấp hơn.
Việc sử dụng công cụ nào, có cần trả phí hay không sẽ tùy thuộc vào ngân sách và mục tiêu mà bạn đã đạt ra ở bước 3. Nếu ngân sách hạn chế, bạn có thể ưu tiên các công cụ cao cấp cho những nhiệm vụ quan trọng nhất như Ahrefs cho phân tích từ khóa chẳng hạn.
Dưới đây là một số công cụ tiêu biểu cho các tác vụ điển hình trong một chiến dịch SEO:
- Công cụ đo lường của Google: Google Analytics, Google Search Console
- Phân tích hành vi người dùng: HotJar, Heap Analytics, Crazy Eggs,…
- Đánh giá từ khóa, nội dung: SEMRush, Ahrefs, Ninja Rank, Serprobot,…
- Phân tích trending: Google Trend, MozCast,…
- Đánh giá backlink: Link Detox, Disavow Link,…
- Bảo vệ bản quyền: DMCA
Sau cùng, tổng hợp lại tất cả các việc cần làm ở trên và lập thành một danh sách các việc cần làm (checklist) cho chiến dịch SEO của bạn.
Không có một bản hướng dẫn lập chiến lược SEO hoàn hảo dành cho mọi website bởi mỗi trang đều có cách làm khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung lớn nhất của chúng chính là thứ tự ưu tiên tuyệt đối của các tác vụ quan trọng: kiểm toán, nghiên cứu, nội dung rồi mới quảng bá và đo lường, đánh giá.
Với bài viết hướng dẫn lập chiến lược SEO cho website, chúng tôi đưa ra những gì mình cho là hợp lý nhất. Đó là cách làm mà chúng thôi đã và đang áp dụng và đạt được thành công. Chúng tôi hy vọng có thể giúp những ai có nhu cầu có thể lập được một kế hoạch SEO hoàn thiện và hiệu quả cho website của mình.
Nếu như bạn chưa biết phải xây dựng chiến lược SEO lên Top như thế nào thì đừng lo lắng vì đã có dịch vụ Tư Vấn SEO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ 24/7 tại Mona Media.
Bạn sẽ được Mona Media tư vấn và cung cấp một bản hoạch định chiến lược SEO dành riêng cho doanh nghiệp của bạn ngay cả khi bạn chưa từng là khách hàng của chúng tôi. Hãy nhấn ngay vào nút bên dưới để được các chuyên viên tại Mona tư vấn một cách nhanh nhất |
Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline: 1900 636 648
- Email: info@mona-media.com
- Địa chỉ: 1073/23 Đ. Cách Mạng Tháng 8, P.7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Bài viết Cách Xây Dựng Chiến Lược SEO Hiệu Quả Cho Website Để Lên Top 1 Google đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mona Media.
from Mona Media
via Mona Media
Không có nhận xét nào