Breaking News

Cần Làm Gì Sau Khi Có Website?

Hơn 80% doanh nghiệp sau khi khởi tạo website đều ngộ nhận rằng “khách hàng sẽ tự tìm đến trang web, có website là sẽ có đơn hàng”. Vậy hãy thử xem lại website của bạn có thiếu những thứ sau đây không nhé.

  • Tính thẩm mỹ kém, giao diện không hoàn thiện.
  • Không có nội dung, hình ảnh – công cụ truyền tải thông điệp.
  • Không có chứng chỉ ổ khóa bảo mật SSL để đảm bảo an toàn dữ liệu website và các giao dịch (Khách sẽ không yên tâm sử dụng dịch vụ hay mua hàng của bạn)
  • Chưa đăng ký Bộ Công Thương cho website (Doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định Pháp luật nếu hoạt động TMĐT hay xúc tiến thương mại mà không thông báo/đăng ký).
  • Website chạy kém, không đem tới trải nghiệm tốt cho khách hàng dẫn tới tỉ lệ thoát trang cao, không đạt được mục tiêu quảng bá và bán hàng.

Còn rất nhiều công việc bạn phải làm sau khi có website. Và dưới đây sẽ là các công việc bạn sẽ cần làm ngay khi khởi tạo website thành công.

Checklist nhanh các công việc cần làm sau khi có website

STT Đầu mục công việc Chi tiết công việc
1 Xây dựng nội dung website – Tạo tên các module/danh mục

– Tạo mô tả từng danh mục

– Tạo bài viết trong từng danh mục (bài sản phẩm, dự án, tin tức blogs,…).

2 Khai báo website với Google – Google Search Console

– Google Analytics

– Google Tag Manager

– Khai báo website với Bing

– Khai báo website với Cốc Cốc.

3 Các công việc Onpage web khác – Cài đặt Yoast SEO để tối ưu nội dung

– Cài đặt Sitemap.xml

– Cài đặt Robots.txt

– Embed maps doanh nghiệp lên website.

4 Đăng ký chứng chỉ SSL – Lựa chọn SSL phù hợp doanh nghiệp.

– Tìm đơn vị bán chứng chỉ SSL uy tín.

– Tiến hành đăng ký chứng chỉ SSL.

5 Đăng ký Email theo tên miền doanh nghiệp
6 Đăng ký Bộ Công Thương – Xác định doanh nghiệp cần thông báo hay đăng ký Bộ Công Thương.

– Chuẩn bị thủ tục.

– Tiến hành đăng ký.

7

Quản trị website

– Cập nhật giao diện

– Cập nhật nội dung định kỳ

– Sao lưu và Backup dữ liệu

– Fix & sửa lỗi website

– Quảng bá website

– Đánh giá hiệu quả.

8 Xem tiếp bước 3: Phát triển website

Xây dựng nội dung website

website content

Nội dung chính là “linh hồn” của website, là cầu nối để doanh nghiệp truyền tải các thông điệp, hay mong muốn của mình tới khách hàng. Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới traffic, tỉ lệ chuyển đổi, tác động tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp khi sử dụng web như một kênh quảng bá thương hiệu và bán hàng.

Nội dung được tể hiện ở nhiều dạng như: dạng chữ, dạng hình ảnh, dạng video, âm thanh. Bạn sẽ trình bày sao để thu hút người đọc và đạt được mục đích chuyển đổi như mong muốn.

Chuẩn bị gì trước khi xây dựng nội dung trang web?

Xây dựng nội dung wesite như thế nào là phù hợp? Để giải đáp được câu hỏi này, bạn cần làm rõ các vấn đề sau đây:

Ai sẽ là người đọc nội dung của bạn?

Việc xác định rõ đối tượng người đọc trên website mà doanh nghiệp bạn muốn hướng đến sẽ giúp bạn có định hướng để phát triển nội dung trang web.

Ở bước này, bạn nên xây dựng chân dung đối tượng người đọc chi tiết:

  • Đối tượng người đọc là nam hay nữ?
  • Bao nhiêu tuổi?
  • Nghề nghiệp, trình độ?
  • Mục đích tìm kiếm, thói quen, sở thích, nhu cầu của đối tượng đó là gì?

Hiểu càng sâu về đối tượng bạn càng dễ dàng cung cấp những thông tin hữu ích và đem tới hiệu quả truyền tải tốt hơn.

Người viết có đủ vốn từ và kiến thức để xây dựng nội dung web?

Điều quan trọng nhất khi xây dựng nội dung website là am hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu và mục đích truyền tải thông điệp. Bởi chỉ khi bạn hiểu rõ thì mới có thể viết được. Bên cạnh đó, người xây dựng nội dung cần đảm bảo có kiến thức, kinh nghiệm để triển khai được những content chất lượng cho website.

>> Nếu không có chuyên môn và thời gian để triển khai nội dung web, bạn nên sử dụng dịch vụ xây dựng nội dung website thuê ngoài. Tham khảo: Phòng Marketing Thuê Ngoài Đa Kênh

Bên cạnh đó, người triển khai nội dung website cần có sự phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban khác liên quan nhằm đảm bảo nội dung phát triển đúng mục đích sử dụng.

Nội dung website của bạn có đủ khác biệt?

Sẽ không ai tin tưởng nếu họ thấy nội dung của bạn giống của những người khác và quá sơ sài. Bởi vậy, hãy đảm bảo nội dung bạn triển khai là sáng tạo, độc đáo và khác biệt. Đây cũng là yếu tố giúp bạn thu hút người đọc một cách hiệu quả hơn và dễ dàng thuyết phục họ hành động tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Tiêu chí xây dựng nội dung website

Khi xây dựng nội dung website, bạn cần đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau đây:

  • Phát triển nội dung website có tính thống nhất, logic với từng danh mục và toàn bộ website.
  • Nội dung cần được triển khai website chuẩn SEO, hướng đúng đối tượng người đọc.
  • Tạo nội dung website có ích với người đọc, đúng mục đích.
  • Nội dung triển khai khoa học, dễ đọc, dễ theo dõi và tìm kiếm.

Kết hợp linh hoạt nội dung văn bản cùng video/hình ảnh đồ họa để tăng hứng thú cho người đọc.

Kế hoạch phát triển nội dung trang web chi tiết

Dựa vào các thông tin đã được chuẩn bị trước đó, bạn có thể bắt tay vào xây dựng kế hoạch phát triển nội dung web chi tiết. Các công việc bạn cần làm theo trình tự như sau:

Bước 1: Liệt kê các hạng mục công việc nội dung website.

Thông thường, một website sẽ cần thực hiện các công việc xây dựng nội dung website như:

  • Tạo tên các module (danh mục) lớn – nhỏ (Dựa trên mục tiêu khởi tạo wesite ban đầu là gì và xây dựng các module phù hợp).
  • Bài viết danh mục lớn, danh mục con (Bài giới thiệu tổng quan về danh mục đó).
  • Hệ thống bài viết tin tức.

Bước 2: Ý tưởng về nội dung website

Từ những phân tích về đối tượng người đọc bên trên, bạn xác định được về văn phong, cách xưng hô, font chữ, cách trình bày như thế nào để đem tới ấn tượng và thu hút người đọc hiệu quả.

Các dạng triển khai nội dung website phổ biến:

  • Dạng nội dung dựa trên những câu chuyện có thật
  • Dạng bài viết chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm.
  • Bài viết liên quan đến chính sách khuyến mãi cho mục đích bán hàng.
  • Xây dựng bài viết nhằm thúc đẩy hành động người dùng.
  • Viết nội dung website liên quan tới sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu.

Bước 3: Triển khai nội dung website

Bạn nên tạo một kế hoạch xây dựng nội dung website để biết nên làm gì trước, làm gì sau. Nội dung nào quan trọng cần có trước, nội dung nào chưa cần thiết để sau. Số lượng các bài triển khai và lịch lên bài cụ thể để tiến hành công việc thuận lợi hơn.

Thông thường, các phần mô tả danh mục và bài chính từng danh mục lớn, nhỏ bạn nên phủ kín trước, kết hợp lên các bài sản phẩm/dịch vụ và tin tức SEO để tăng traffic và tỉ lệ chuyển đổi.

Lưu ý:

  • Triển khai nội dung đảm bảo các tiêu chí như (Mục I.2 bên trên).
  • Bài viết trình bày khoa học, tiêu đề ngắn gọn, xúc tích, kích thích người đọc.
  • Bội đậm, in nghiêng, gạc chân các nội dung cần nhấn mạnh.
  • Sử dụng trích dẫn, highlight box, hình ảnh và video để tăng thu hút và truyền tải thông tin hiệu quả hơn.
Kiến thức xây dựng nội dung website bạn nên biết:

Chăm sóc và quản trị nội dung website

Muốn thu hút người đọc và thực hiện các mục đích chuyển đổi thì bạn cần tiếp tục công việc chăm sóc và quản trị nội dung website. Công việc này sẽ bao gồm:

  • Cập nhật nội dung website thường xuyên.
  • SEO website để tăng thứ hạng, tiếp cận khách hàng dễ dàng và thực hiện các mục đích tiếp thị hiệu quả.
  • Quảng bá website với nhiều hình thức như tối ưu SEO, Google Ads, Social Media, Email Marketing, Landing page,…
  • Đo lường hiệu quả nội dung website bằng các công cụ như Google Analytic để biết số lượng người dùng truy cập, nguồn truy cập, thời gian ở lại trang, hành động trên trang,…
Kiến thức về quản trị nội dung website cơ bản:

Xây dựng nội dung website là một công việc quan trọng, là chìa khóa để bạn mở ra các cơ hội thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm nội dung một cách bài bản cho website.

Nếu bạn cũng đang đau đầu chưa biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, Mona Media tặng bạn trọn bộ Tài liệu xây dựng nội dung website toàn diện hướng dẫn bài bản, chi tiết từ khi web trắng tới khi hoàn thiện và duy trì trong suốt quá trình phát triển web.

Cách khai báo website với Google

Lợi ích khi khai báo website với Google

Khai báo web với Google sẽ giúp bạn:

  • Hạn chế tối đa tình trạng “đánh cắp” nội dung trên website của bạn.
  • Theo dõi backlink hiệu quả nhờ hiển thị những trang có đường link dẫn đến website bạn.
  • Xem dữ liệu về truy cập website từ Google, đánh giá từ khóa và thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
  • Theo dõi dữ liệu Onpage chi tiết.
  • Khắc phục được các vấn đề liên quan đến spam, chỉ mục, hạn chế vi phạm chính sách Google,…
  • Thống kê hiệu suất thứ hạng của website.
  • Kiểm tra khả năng lập chỉ mục (Index của website)
  • Kiểm tra các trang không thân thiện thiết bị di động (Tìm hiểu thêm về UI/UX)
  • ……

Điều kiện để khai báo website với Google

Để khai báo URL với Google được bạn cần có 1 trong 3 quyền: Quản lý hosting, quản lý domain hoặc quản trị website.

Các khai báo bạn cần có để quản trị website hiệu quả:

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước khai báo website với Google, Bing, Cốc Cốc

Tối ưu Onpage cho website

Bên cạnh thực hiện các khai báo website trên, bạn cần tích hợp thêm một số công cụ nhằm tối ưu Onpage để  trang web thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm.

Một số công cụ cần thiết bao gồm:

Đăng ký SSL

Chứng chỉ SSL không chỉ là ổ khóa đảm bảo an toàn dữ liệu và các giao dịch trên website mà còn là yếu tố tăng độ uy tín cho khách hàng và để Google ưu tiên tìm kiếm.

Bạn có thể thấy sự khác biệt của website có SSL và không có SSL thông qua so sánh từ ảnh dưới đây.

website có SSL và không có SSL

Website không có chứng chỉ SSL tính bảo mật kém, thiếu độ uy tín. Sẽ chẳng có khách hàng nào cảm thấy yên tâm khi cung cấp dữ liệu hay thực hiện các giao dịch trên website của bạn nếu trang không có “ổ khóa” SSL.

>> Chứng chỉ SSL là gì? Lợi ích khi dùng và cách đăng ký SSL Certificate

Các loại chứng chỉ SSL phổ biến hiện nay:

Loại chứng chỉ SSL Domain Validation (DV – SSL) Organization Validation (OV – SSL) Extended Validation (EV – SSL)
Đặc điểm
  • Xác thực theo tê miền.
  • Web được mã hóa an toàn khi trao đổi dữ liệu.
  • Có biểu tượng ổ khóa xanh trên thanh trình duyệt.
  • Chứng thực website và xác thục doanh nghiệp sở hữu website đó.
  • Kích thoạt ổ khóa màu vàng, đảm bảo an toàn cho các giao dịch, đăng nhập, lưu lượng mạng, dịch vụ trực tuyến.
  • Có tổ chức hiệu đính tăng uy tín và lợi thế kinh doanh.
  • Chứng thực an toàn bảo mật cao nhất, được rà soát pháp lý kỹ càng.
  • Có thanh địa chỉ màu xanh và hiển thị đầy đủ thông tin doanh nghiệp.
Đối tượng sử dụng Trang web quy mô nhỏ. Trang web quy mô vừa và nhỏ. Trang thương mại điện tử lớn và doanh nghiệp cần có độ nhận diện thương hiệu cao.

>> Hướng dẫn Mua chứng chỉ SSL cho website (DV SSL – OV SSL – EV SSL)

Đăng ký Email theo tên miền Doanh nghiệp

Email theo tên miền là dịch vụ lưu trữ email gắn liền với tên miền website của doanh nghiệp. Việc đăng ký Email theo tên miền doanh nghiệp giúp định vị thương hiệu, tăng uy tín, sự chuyên nghiệp và tạo thiện cảm tốt hơn với đối tác, khách hàng. Đồng thời, đây cũng là cách để doanh nghiệp kiểm soát các thông tin nội bộ hiệu quả, hạn chế các trường hợp giải mạo email doanh nghiệp.

>> Bảng giá đăng ký Email theo tên miền doanh nghiệp

Đăng ký Bộ Công Thương

đăng ký bộ công thương

Mona Media luôn khuyến cáo các khách hàng sau khi thiết kế website xong cần phải thông báo và đăng ký website với Bộ Công Thương. Trong trường hợp Bộ Công Thương phát hiện website của bạn thực hiện các giao dịch thương mại điện tử mà chưa đăng ký web với Bộ Công Thương thì sẽ bị phạt theo quy định của Pháp luật.

>> Cập nhật quy định và mức phạt mới nhất của Bộ Công Thương về đăng ký website đối với các trang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.

Đối tượng nào cần đăng ký Bộ Công Thương?

  • Những website cần phải THÔNG BÁO với Bộ Công Thương bao gồm:
    • Website thương mại điện tử xúc tiến thương mại, bán hàng
    • Ứng dụng di động bán hàng
  • Những website cần phải ĐĂNG KÝ với Bộ Công Thương bao gồm:
    • Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
    • Sàn giao dịch thương mại điện tử
    • Website đấu giá trực tuyến
    • Website khuyến mại trực tuyến
    • Ứng ụng di động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Thời điểm thông báo/đăng ký trang web với Bộ Công Thương

  • Người thông báo/đăng ký: thương nhân hoặc tổ chức sở hữu web cần phải đăng ký.
  • Thời gian thông báo/đăng ký: Nếu thông báo thì tiến hành nhanh nhất có thể. Nếu đăng ký web thì phải hoàn thành trước khi website hoạt động trao đổi thương mại. Thời gian từ 1 – 3 tuần (tùy từng web).

Chi phí đăng ký Bộ Công thương

Chi phí đăng ký với Bộ Công Thương hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ tốn thời gian để hoàn thiện các thủ tục hồ sơ đăng ký.

>> Tham khảo chi tiết bài Hướng dẫn đăng ký website với Bộ Công thương để biết rõ hơn về thủ tục, quy trình đăng ký và cách đăng ký website với Bộ Công Thương.

Nếu chỉ dừng ở các công việc như trên, bạn sẽ chưa thực hiện được mục tiêu tiếp cận, thu hút và chuyển đổi khách hàng. Bạn cần phải thực hiện một công việc nữa, đó là Phát triển website. Cùng chờ đón nội dung này trong phần tiếp theo bạn nhé.

Quản trị website

Website của bạn có hoạt động tốt, đem tới trải nghiệm người dùng tốt và hiệu quả chuyển đổi cao không phần lớn do công việc quản trị website sau này. Một website được quản trị tốt sẽ giúp tối ưu chi phí, hỗ trợ đạt được mục đích truyền thông và bán hàng tốt hơn.

Công việc quản trị website cần phải làm

Người quản trị website sẽ có 7 công việc cơ bản sau đây:

  • Cập nhật giao diện
  • Cập nhật nội dung định kỳ
  • Sao lưu và Backup dữ liệu
  • Fix & sửa lỗi website
  • Quảng bá website
  • Đánh giá hiệu quả

Cập nhật giao diện website

Người quản trị website cần thường xuyên xem xét tình trạng và xử lý các lỗi của giao diện như: code web, table, hình ảnh, internal link, external link,… Những lỗi này không chỉ ảnh hưởng đến giao diện mà còn khiến trải nghiệm của người dùng kém đi.

>> Tham khảo 2000+ mẫu giao diện website đẹp nhất 2023 đa ngành nghề

Cập nhật nội dung định kỳ

Google luôn nhắc nhở website phải được cập nhật content liên tục nhằm tạo những nội dung giá trị mới cho người đọc. Là một quản trị viên, bạn cần phải nắm rõ tình hình nội dung của web và xây dựng kế hoạch cập nhật và tối ưu content phù hợp. Nội dung content mới cập nhật cần xuyên suốt thể hiện mục tiêu website và sứ mệnh thương hiệu.

Sao lưu và Backup dữ liệu

Không phải website nào cũng bảo mật hoàn toàn và hoạt động ổn định mãi mãi. Khi website xảy ra vấn đề, các dữ liệu trên web có thể mất đi. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc sao lưu và backup dữ liệu thường xuyên sẽ giúp đảm bảo an toàn thông tin, tránh mất thời gian làm lại, khôi phục dữ liệu.

>> Dịch vụ Cloud backup – Bảo vệ dữ liệu cho website 

Fix & sửa lỗi website

Việc website bị lỗi là điều không thể tránh khỏi sau một thời gian sử dụng hoặc gặp do malware gây ra. Người quản trị web cần phải kiểm tra website thường xuyên, sửa những lỗi đơn giản hoặc báo cáo cho đơn vị làm web hỗ trợ fix nếu web gặp các lỗi phức tạp.

Quảng bá website

Để kéo traffic về website thì quảng bá là công việc cần phải làm. Có rất nhiều cách để quảng bá website như:

>> Bạn có thể xem thêm:

Đánh giá hiệu quả website

Muốn biết công việc quản trị của bạn có hiệu quả không và còn những hạn chế gì để khắc phục thì bạn cần tiến hành đánh giá hiệu quả website sẽ là công việc mà bạn cần phải làm.

>> Những công cụ miễn phí hỗ trợ người quản trị website làm việc tốt hơn:

Kỹ năng quản trị website

Quản trị website là một công việc đòi hỏi gắt gao về cả mặt kiến thức và kĩ năng. Các kỹ năng tối thiểu mà một nhà quản trị website cần phải có bao gồm:

>> Nếu bạn là một người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm về quản trị website, bạn có thể tham khảo thêm Bộ tài liệu tự học quản trị website A – Z++ (Gồm tài liệu xây dựng nội dung, hướng dẫn các vấn đề bảo mật, đô lường website và nhiều tài liệu khác,…).

The post Cần Làm Gì Sau Khi Có Website? appeared first on Mona Media.



from Mona Media
via Mona Media

Không có nhận xét nào

Bài đăng phổ biến