Breaking News

Heading là gì? Cách tối ưu thẻ Heading hiệu quả trong SEO

Heading là một phần quan trọng của bài viết, hỗ trợ phân tách nội dung cho bài viết và điều hướng nội dung một cách rõ ràng. Đặc biệt, khi tối ưu hóa heading chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ cho website trong việc SEO Onpage để giúp tăng hiệu quả tìm kiếm từ khóa, bài viết và thứ hạng cho website. Tìm hiểu về Heading là gì? Cách tối ưu hóa Heading và kinh nghiệm viết các Heading hấp dẫn, cuốn hút, chuẩn SEO ở nội dung bên dưới nhé!

Heading là gì?

Heading là gì?

Heading hay còn gọi là thẻ tag. Các thẻ này sẽ tồn tại ở dạng heading 1 cho đến heading 6. Người dùng vẫn hay ký hiệu và đọc ngắn gọn là H1, H2, H3, H4, H5, H6. Các Heading này sẽ làm rõ nội dung và chủ đề của bài viết. Mỗi bài viết sẽ có 1 H2 và có thể có nhiều H2 cho đến H6. Nếu như cuốn sách có mục lục thì website sẽ có H1 cho đến H6. Mỗi bài viết sẽ có các đề mục là heading giúp người dùng có thể quan sát và đánh giá nội dung khách quan một cách dễ dàng hơn.

Tầm quan trọng của Heading trong SEO

Trong SEO,  Heading có vai trò rất quan trọng giúp nâng tầm chất lượng bài viết và dễ dàng tăng khả năng tiếp cận, tối ưu hóa SEO. Dưới đây là những lợi ích khi tối ưu được các heading trong một bài viết chuẩn SEO:

Thể hiện cấu trúc mạch lạc của toàn bộ bài viết

Thông qua các Heading người đọc sẽ hình dung được nội dung khái quát của bài viết. Đặc biệt là người đọc sẽ biết được nội dung chính của mỗi heading. Họ có thể đến thẳng các heading để đọc mà không phải mất công đọc cả một bài viết. Tính mạch lạc, sự linh hoạt và thể hiện được nội dung khái quát chính là nhiệm vụ mà mỗi heading phải thể hiện được.

Thân thiện với người dùng giúp tăng khả năng tiếp cận

Thân thiện với người dùng giúp tăng khả năng tiếp cận

Người đọc có thể nhấn chọn từ Heading này sang Heading khác một cách dễ dàng. Đây chính là lối tắt để đến mọi nội dung trong bài viết một cách tốt nhất. Khả năng tiếp cận này giúp người dùng ở lại với bài viết lâu hơn, dễ dàng thấu hiểu mọi nội dung và có thể tăng tính chuyển đổi mua sắm, liên hệ một cách tốt hơn. Chính sự thân thiện và tăng khả năng tiếp cận với người đọc này giúp cho website ngày càng có nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp tăng sức mạnh cho SEO

Thông qua việc thể hiện nội dung thì các heading sẽ được bố trí từ khóa chính, từ khóa phụ, từ khóa liên quan một cách khoa học ở trong bài. Một bài viết sẽ được đánh giá cao khi có ít nhất 2 heading 2, 2 heading 3. Các bài viết chuẩn SEO sẽ không được đánh giá cao khi bố trí các heading không hợp lý. Khả năng SEO sẽ mạnh hơn, tối ưu hóa Onpage sẽ tốt hơn khi đầu tư vào nghiên cứu và tạo các tiêu đề cho heading 1 đến heading 6.

Các website hiện nay muốn tăng thứ hạng sẽ cần tối ưu hóa Onpage. Muốn tối ưu hóa Onpage tốt thì phải bắt đầu từ những bài viết. Và mỗi bài viết cần đảm bảo chuẩn SEO cho các heading thì mới có thể đảm bảo đạt điểm SEO tuyệt đối. Sau khi nghiên cứu từ khóa SEO thì từ khóa chính, từ khóa phụ và các từ khóa liên quan sẽ được bố trí thích hợp trong các heading để đảm bảo tối ưu chuẩn SEO tốt nhất.

Cách tối ưu hóa Heading trong SEO

Để tối ưu hóa các Heading trong SEO, người viết nên chú trọng đến các vấn đề liên quan đến Heading từ H1 cho đến H6 và chú trọng việc nghiên cứu tiêu đề heading hấp dẫn. Cụ thể:

Tạo Heading để tăng hiệu quả cho SEO

Heading 1 cho đến Heading 6 sẽ được phân bố trong nội dung của bài viết tùy vào cách phân chia của mỗi người viết. Sẽ không có công thức nào cụ thể với các heading. Tuy nhiên, để đảm bảo chuẩn SEO cho các heading thì cần đảm bảo:

Tạo Heading để tăng hiệu quả cho SEO

Thẻ Heading 1

Heading 1 phải đơn giản, ngắn gọn và bao chứa ý nghĩa khái quát của toàn bộ nội dung bài viết. Thẻ Heading 1 chính là tiêu đề của bài viết, và mỗi bài viết cũng chỉ chứa duy nhất một H1. Cần phải đảm bảo trong heading 1 có chứa từ khóa chính của bài viết. Để tối ưu hóa SEO tốt hơn thì từ khóa nên nằm ở đầu của heading 1. Nếu khó kết hợp từ khóa chính ngay đầu tiêu đề thì cũng nên để chúng nằm ở gần đầu tiêu đề nhất có thể.

Ngoài ra, nên đảm bảo Heading có độ dài vừa phải, không quá ngắn dưới 50 ký tự nhưng cũng không được nhiều hơn 72 ký tự. Và nên dùng các ngôn từ bao quát, dễ hiểu để có thể làm nổi bật nội dung, tạo sức cuốn hút với người đọc khi nhìn vào tiêu đề (heading 1).

Thẻ Heading 2

Heading 2 là những thẻ con của heading 1 và không giới hạn các heading 2 trong bài viết. Thông thường, heading 2 sẽ chứa từ khóa chính và có thể kèm thêm các LSI keywords. Để bài viết logic và khoa học thì mỗi bài viết thường có 2 heading 2 trở lên. Các heading này cũng không nên có độ dài hơn heading 1 và phải thể hiện được sự bao quát nội dung cho các đoạn trong bài viết.

Thẻ Heading 3

Nếu ví heading 2 là con của heading 1 thì heading 3 sẽ là cháu của heading 1. Heading 3 sẽ được tạo ra để làm rõ nội dung cho heading 2. Và thường để chuẩn SEO thì mỗi heading sẽ không vượt quá 300 từ và mỗi đoạn không quá 150 từ. Các heading 2 có nội dung quá dài sẽ cần heading 3 để chia nhỏ nội dung. Tại Heading 3 bạn cũng có thể sử dụng các từ khóa phụ, từ khóa liên quan để làm cho cấu trúc bài viết rõ ràng hơn và việc đánh giá chuẩn SEO cũng được các trình duyệt tìm kiếm đánh giá cao hơn.

Hoàn thiện được Outline của một bài viết với H1 cho đến H6 chất lượng thì bạn đã đạt được 50% mức độ chuẩn SEO của một bài viết. Vấn đề còn lại là việc bố trí nội dung của bài viết, độ dài, từ khóa cũng như cách “thao túng” nội dung một cách cuốn hút. Hiện nay, mức độ chuẩn SEO của một bài viết không chỉ được đánh giá ở độ hoàn thiện về khả năng chuẩn SEO mà còn được đánh giá ở mức độ trải nghiệm của người dùng và tỉ lệ ở lại bài viết của người đọc.

Các thẻ Heading 4, 5 và 6

Các thẻ H4, H5, H6 được tạo ra với mục đích chia nhỏ nội dung. Nếu nội dung dừng lại ở mức heading 3 đã ổn định thì có thể sẽ không cần đến các heading 4, 5, 6. Như trong bài viết này, Heading 3 của chúng tôi là: “Tạo heading để tăng hiệu quả cho SEO”. Vì nội dung dài và để phân hóa nội dung tốt, mạch lạc, dễ hiểu chúng tôi đã thêm lần lượng các heading 4 là: “Thẻ heading 1, thẻ heading 2, thẻ heading 4, các thẻ heading 4, 5 và 6” để các bạn hiểu hơn về cách xây dựng từ heading.

Hiện nay các bài viết chuẩn SEO thường dừng lại ở heading 4, chỉ khi nội dung quá đa dạng, nhiều thông tin cần truyền tải thì mới cần đến heading 5 và heading 6. Khi chia bài viết với nội dung đa dạng, cụ thể với các thẻ h1 cho đến h6 thì bài viết sẽ luôn đảm bảo tính chuẩn SEO.

Các bài viết dưới 1000 chữ gần như chỉ cần đến Heading 2 và heading 3. Với các bài viết trên 2000 chữ sẽ cần đến thêm cả Heading 4. Bài viết càng dài, càng nhiều tầng nghĩa thì có thể sẽ có nhiều các h2 cho đến h6. Nên lên bố cục các heading cho bài viết trước. Sau đó mới triển khai nội dung để đảm bảo bài viết có tính bao quát cao và khai thác được nhiều khía cạnh nội dung đa dạng nhất.

Cách tối ưu hóa Heading trong SEO

Viết một thẻ Heading hấp dẫn để tăng khả năng tối ưu hóa SEO

Bên cạnh việc chèn từ khóa chính, từ khóa phụ và các từ khóa liên quan vào các heading cũng như đảm bảo độ dài của heading thì người viết còn cần chú trọng việc tạo các heading với nội dung hấp dẫn. Bạn phải đảm bảo được các heading này gây hứng thú và sự tò mò cho người đọc. Heading phải nắm rõ được nội dung xuyên suốt của bài viết. Để có một tiêu đề cho các heading chuyên nghiệp, cuốn hút bạn nên chú trọng đến các cách viết như sau:

  • Question headings: Đặt ra các vấn đề cần giải quyết trong các heading. Người dùng đang tìm kiếm một thông tin nào đó sẽ bị thu hút bởi họ biết rằng họ sẽ tìm được những câu trả lời mà mình đang thắc mắc trong những bài viết này. Ví dụ như: Heading là gì? Cách tối ưu thẻ Heading hiệu quả trong SEO.
  • Statement headings: Heading dạng sẽ giúp làm rõ và nhận định, đánh giá nội dung. Chẳng hạn như: Heading giúp SEO onpage đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Topic Heading: đây là cách viết tiêu đề SEO, heading bằng các từ ngữ dẫn đến tính tò mò và sự kích thích cho người đọc.

Tùy vào từng lĩnh vực, từng loại nội dung và đối tượng khách hàng chính là ai để nghiên cứu và có những cách đặt tiêu đề khác nhau. Chú trọng đến việc đặt tiêu đề cho H1 và ngôn ngữ để dùng cho các h2, 3, 4, 5, 6 càng chuyên nghiệp thì bài viết sẽ càng tiếp cận tốt với người đọc và các công cụ SEO.

Những lưu ý khi sử dụng Heading trong bài viết

Những lưu ý khi sử dụng Heading trong bài viết

Trong quá trình sử dụng thẻ Heading sẽ cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Mỗi bài viết sẽ cần đến nhiều H2 cho đến H6 nhưng chỉ cần duy nhất một H1. H1 phải chứa từ khóa chính, ít nhất nên có 1 h2 chứa từ khóa chính. Các từ khóa từ H3 đến H6 có thể chứa từ khóa phụ, từ khóa liên quan.
  • Cần sắp xếp từ khóa chính, phụ và từ khóa liên quan khoa học trong các Heading. Việc nhồi nhét từ khóa quá nhiều vào các heading này sẽ không hỗ trợ tốt cho SEO mà còn khiến bài viết bị các thuật toán tìm kiếm đánh giá thấp.
  • Nên thống nhất 1 kiểu chữ trong quá trình tối ưu hóa các Heading. Có thể chọn các cỡ chữ to nhỏ để thể hiện cấp bậc của các heading thay vì dùng màu sắc hoặc các kiểu chữ khác nhau để thể hiện.
  • Tùy vào độ dài của bài viết để chia nội dung các Heading một cách thích hợp. Mỗi nội dung trong các heading phải làm rõ nội dung đã đưa ra các các heading đó.

Ngoài ra, nên chú trọng đến độ dài của các Heading không nên dài hơn của Heading 1. Mật độ các các Heading 2 cho đến Heading 6 nên phân bố một cách khoa học để tránh tạo nên cấu trúc nhập nhằng cho mục lục của bài viết. Nếu muốn đảm bảo tối ưu hóa Onpage bằng các heading trong bài viết tốt nhất thì nên tải thêm các plugin như Yoast SEO để được hỗ trợ tối ưu hóa heading và từ khóa trong bài viết một cách tốt nhất.

> Đọc thêm: Mật độ từ khóa bao nhiêu là tốt đối với SEO Website

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được phần nào về Heading là gì? Cũng như cách để tối ưu thẻ Heading hiệu quả trong việc SEO Website. Từ đó giúp việc SEO trang web của bạn sẽ đạt được nhiều thành công hơn. Mona Media hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết và bổ ích.

The post Heading là gì? Cách tối ưu thẻ Heading hiệu quả trong SEO appeared first on Mona Media.



from Mona Media
via Mona Media

Không có nhận xét nào

Bài đăng phổ biến