UGC (User-Generated Content) là gì? 4 bước tối ưu hiệu quả
Trong bối cảnh thời đại số hóa phát triển mạnh mẽ, khách hàng có thể trở thành một Content Creator ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu. Nội dung được tạo từ trải nghiệm sản phẩm thực tế của người dùng sẽ giúp doanh nghiệp thuyết phục thêm nhiều khách hàng mới một cách hiệu quả. Đây là lý do UGC dần trở thành một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp không nên bỏ qua trong chiến lược Marketing của mình. Qua bài viết này, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu UGC là gì? và các cách tối ưu hóa UGC để đóng góp cho sự thành công và phát triển của thương hiệu.
I. UGC (User-Generated Content) là gì?
User-Generated Content hay UGC là nội dung bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc video do người dùng tạo ra thay vì chính thương hiệu.
Các nội dung này có thể là các bài đăng trên mạng xã hội, đánh giá, bình luận trên blog hoặc các thông tin được chia sẻ rộng rãi bởi cộng đồng người dùng. UGC chất lượng là những nội dung được tạo từ trải nghiệm thực và không mang tính phóng đại nhằm mục đích quảng cáo. Sự chân thành này tạo ra niềm tin giữa người tiêu dùng và thương hiệu, biến UGC thành một tài sản quý giá trong kho dữ liệu tiếp thị kỹ thuật số.
Ví dụ: Chiến dịch Share a Coke của Coca-Cola (Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè) được mở ra vào ngày 09/06/2014 đã gây dấu ấn mạnh mẽ khi họ đã in hàng trăm cái tên phổ biến nhất trên những chai Coca-Cola, thu hút khách hàng đi tìm chai nước có tên của họ và đăng ảnh lên mạng xã hội kèm theo hashtag “#ShareaCoke”. Trong vòng chưa đầy một năm sau khi phát động, chiến dịch đã nhanh chóng được hưởng ứng tại 70 quốc gia trên toàn thế giới. Kế đến là doanh thu Coca-Cola tăng hơn 2,5% cùng 25 triệu người theo dõi mới trên Facebook. Ngoài ra, thương hiệu nước giải khát toàn cầu này đã áp dụng rất hiệu quả chiến lược UGC thông qua 500,000 tấm ảnh được đăng tải trên mạng xã hội từ người dùng kèm hashtag “#ShareaCoke”.
II. Các hình thức UGC phổ biến
User-Generated Content được thu thập từ nhiều hình thức đa dạng như văn bản, hình ảnh, video và âm thanh. Cùng điểm qua các hình thức UGC phổ biến mà khách hàng thường sử dụng:
Bài đăng trên mạng xã hội: Người dùng có xu hướng chia sẻ suy nghĩ cá nhân và trải nghiệm hàng ngày trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hoặc Twitter. Lợi ích của hình thức UGC này là tốc độ lan truyền nhanh và gia tăng lượt tương tác từ người dùng.
Review đánh giá: Nội dung có thể là những đánh giá, phản hồi thực tế của khách hàng trên các nền tảng thương mại điện tử (Shopee, Lazada,…) hoặc các kênh khác như Google, hội nhóm trên mạng xã hội,…
Ảnh và video: Người dùng chia sẻ ảnh hoặc âm thanh về trải nghiệm đặc biệt của họ, tạo nên nội dung sống động và thực tế. Một hình thức UGC phổ biến đó là video review sản phẩm hoặc cung cấp thông tin hữu ích cho người xem.
Bài viết blog: Một số khách hàng có chuyên môn cao thường viết các bài blog chia sẻ trải nghiệm và nêu ra ý kiến dựa trên quan điểm cá nhân và chuyên môn họ. Điều này giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn.
Nội dung âm thanh: UGC theo hình thức âm thanh có thể kể đến như radio, Podcast (thuật ngữ chỉ các tệp âm thanh kỹ thuật số được đăng tải trên Internet với nhiều chủ đề thú vị). Với nhịp sống bận rộn hiện nay, người dùng ngày càng ưa chuộng những nội dung âm thanh vì tính tiện lợi của nó.
III. Lợi ích của UGC đối với doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu UGC là gì, GOBRANDING sẽ cung cấp 5 lợi ích của việc sử dụng nội dung từ khách hàng đúng cách:
1. Tăng tính xác thực cho thương hiệu
User-Generated Content giúp xây dựng tính xác thực cho thương hiệu bằng cách chia sẻ những câu chuyện thực tế từ người dùng. Những đánh giá, hình ảnh và video được tạo ra bởi khách hàng không chỉ là nguồn xác nhận uy tín về chất lượng sản phẩm mà còn làm tăng niềm tin từ cộng đồng người mua hàng. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách chân thực và đáng tin cậy trong tâm trí khách hàng.
2. Nâng cao trải nghiệm khách hàng
UGC là cầu nối giữa doanh nghiệp và cộng đồng khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy họ là một phần của cộng đồng đang tạo ra và chia sẻ giá trị chung. Việc này không chỉ làm tăng nội dung tương tác mà còn xây dựng không gian dể người dùng có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm, trao đổi ý kiến và chia sẻ trải nghiệm sử dụng thực tế. Cộng đồng được tạo ra thông qua UGC là một yếu tố tích cực nâng cao trải nghiệm khách hàng.
3. Tiết kiệm chi phí Marketing
Thay vì phải chi trả một khoản tiền lớn cho hình thức quảng cáo truyền thống, doanh nghiệp giờ đây có thể tiết kiệm chi phí Marketing nhờ tận dụng những nội dung do chính khách hàng tạo ra để quảng bá cho sản phẩm của họ. Khách hàng thường có xu hướng tin tưởng vào ý kiến và phản hồi từ những người dùng khác hơn là nội dung Marketing do doanh nghiệp tạo ra để thu hút khách hàng. Vì vậy, việc sử dụng chiến lược UGC từ những câu chuyện, trải nghiệm thực tế và cảm nhận chân thực sẽ giúp doanh nghiệp kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng mục tiêu mà không cần phải tốn nhiều chi phí cho quảng cáo.
4. Tạo niềm tin, tăng chuyển đổi
Những câu chuyện, đánh giá tích cực và xác nhận từ những người đã trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng đối với quyết định mua sắm của khách hàng. Từ đó cho thấy chiến lược User-Generated Content không chỉ giúp duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng hiện tại mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người xem nội dung thành người mua sản phẩm một cách hiệu quả.
5. Tăng hiệu suất SEO cho Website
User-Generated Content còn có tác động mạnh mẽ trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimized). Google và các công cụ tìm kiếm thường đánh giá cao nội dung được viết từ các trải nghiệm thực tế vì nó thường chứa từ khóa tự nhiên và chứa nội dung giải quyết được vấn đề mà người dùng đang gặp phải. Từ đó cho thấy việc ứng dụng các UGC sẽ góp phần cải thiện hiệu suất SEO và vị trí trang web của doanh nghiệp trên kết quả tìm kiếm, đồng thời tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
IV. Làm thế nào để khuyến khích khách hàng tạo UGC?
Sau khi tìm hiểu được các lợi ích từ việc ứng dụng User-Generated Content (UGC), câu hỏi đặt ra tiếp theo là làm thế nào để tạo động lực cho người dùng tạo nội dung của chính họ. Dưới đây là một số chiến lược hiệu quả để khuyến khích khách hàng tham gia và chia sẻ trải nghiệm của họ:
– Yêu cầu phản hồi (feedback) từ người dùng: Kêu gọi người dùng chia sẻ phản hồi và đánh giá của họ về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cũng là một cách để tăng User-Generated Content. Việc cảm thấy đánh giá của mình được tiếp thu và được chia sẻ có thể sẽ là động lực lớn để họ tiếp tục tương tác với thương hiệu.
– Hợp tác với Influencers: Làm việc với những Influencers mà họ cũng chính là khách hàng sẽ mang lại lợi ích cho thương hiệu theo hai cách. Đầu tiên, họ biết rõ loại nội dung nào sẽ gây được tiếng vang tốt với đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Thứ hai, vì đã có lượng người theo dõi đáng kể nên UGC của họ sẽ kích thích người tham gia thảo luận về thương hiệu nhiều hơn.
– Tạo ra cuộc thi, thử thách hấp dẫn: Tổ chức cuộc thi hoặc thử thách với những phần thưởng hấp dẫn là một cách mạnh mẽ để thúc đẩy người dùng tạo nội dung. Nếu thử thách của bạn thực sự thú vị đối với cộng đồng, nó thậm chí còn có cơ hội được lan truyền rộng hơn và nâng cao nhận diện thương hiệu.
– Chia sẻ câu chuyện cảm động: Sự kết nối về cảm xúc là yếu tố tác động mạnh mẽ khiến người dùng muốn chia sẻ trải nghiệm của mình với cộng đồng. Doanh nghiệp có thể tạo một câu chuyện dựa theo phương pháp Storytelling, khơi dậy cảm xúc chân thực và mong muốn họ chia sẻ trải nghiệm bằng hình ảnh và video cá nhân nói về quá trình sản phẩm của bạn đã thay đổi cuộc sống của họ như thế nào.
– Tạo sự tương tác: Chủ động tương tác với người dùng bằng cách trả lời bình luận, thảo luận và chia sẻ nội dung của họ sẽ giúp tăng User-Generated Content cho doanh nghiệp. Điều này không chỉ làm tăng động lực mà còn tạo ra sự gắn kết vững chắc giữa thương hiệu và người dùng.
– Sử dụng Hashtag: Hãy tạo ra một hashtag đặc biệt để kêu gọi người dùng chia sẻ nội dung của họ trên các nền tảng xã hội. Hashtag này không chỉ giúp bạn theo dõi được những User-Generated Content dễ dàng hơn mà còn tăng sự nhận biết mạnh mẽ cho chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
– Xây dựng cộng đồng: Một hình thức thúc đẩy UGC được nhiều doanh nghiệp áp dụng đó là xây dựng một cộng đồng trực tuyến nơi người dùng có thể chia sẻ ý kiến, trò chuyện và tạo ra nội dung của riêng họ. Sự kết nối với nhau sẽ làm tăng động lực trong việc tạo nội dung UGC.
V. 4 bước tối ưu User-Generated Content cho doanh nghiệp
Biết cách áp dụng UGC trong chiến lược Marketing sẽ góp phần thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Sau đây GOBRANDING sẽ liệt kê 4 bước giúp doanh nghiệp tối ưu hóa UGC hiệu quả:
Bước 1: Đặt mục tiêu cho chiến dịch UGC
Trước khi bắt đầu chiến dịch UGC, hãy đặt ra câu hỏi: “Mục tiêu cụ thể của chiến dịch UGC là gì?” Mục tiêu có thể là tăng nhận thức thương hiệu, tăng doanh số bán hàng, xây dựng sự tương tác với khách hàng hoặc tạo nội dung cho sản phẩm/dịch vụ… Hãy đảm bảo rằng mục tiêu của chiến dịch UGC đóng góp chặt chẽ đến chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.
Ví dụ: Chiến dịch “Shot on iPhone” của Apple được phát động vào năm 2017 nhằm định hướng dư luận khi có nhiều khách hàng phản ánh tiêu cực về chất lượng ảnh của iPhone. Bằng cách kêu gọi người dùng iPhone chia sẻ những bức ảnh đẹp nhất với hashtag “#ShotoniPhone” lên Instagram và Twitter, kết quả là đã có hơn 15 triệu bài đăng trên Instagram và được cho là một trong những chiến dịch UGC thành công nhất của Apple vào thời điểm đó. Chiến dịch này không chỉ giúp Apple khôi phục lòng tin khách hàng và tăng uy tín cho thương hiệu, mà còn xây dựng một cộng đồng những người dùng tích cực.
Bước 2: Chọn kênh sử dụng User-Generated Content
Để có thể chọn kênh hiệu quả thu thập User-Generated Content, việc phân tích đối tượng khách hàng là bước quan trọng. Nên ưu tiên chọn những nền tảng có mức độ khách hàng sử dụng thường xuyên cao như mạng xã hội, blog, Postcard vì đây là nơi giúp doanh nghiệp tận dụng các nội dung thông qua các tương tác của khách hàng trên nền tảng đó.
Doanh nghiệp nên kết hợp sử dụng nhiều kênh khác nhau để tăng cơ hội thu thập UGC. Ví dụ như tổ chức cuộc thi trên Facebook, khuyến khích đánh giá trên trang web hoặc tổ chức sự kiện offline để thu thập phản hồi từ cộng đồng,…
Bước 3: Khuyến khích tạo UGC
Khi triển khai chiến lược UGC, doanh nghiệp cần xác định những xu hướng, ý kiến tích cực lẫn tiêu cực để có cái nhìn tổng thể về cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu. Để làm được điều này, họ cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận sáng tạo nội dung và Marketing để tạo ra các cuộc thi có thưởng hoặc câu chuyện dẫn dắt khách hàng chia sẻ trải nghiệm, ý kiến của mình.
Luôn ghi nhớ gửi lời cảm ơn chân thành đến người dùng đã tạo ra UGC, điều này thể hiện sự trân trọng đối với đóng góp của họ và thúc đẩy khách hàng tương tác với thương hiệu nhiều hơn.
Bước 4: Lắng nghe khách hàng và cải thiện sản phẩm
Một chiến lược UGC thất bại, thậm chí là mang lại những đánh giá tiêu cực nếu doanh nghiệp không tìm cách cải thiện sản phẩm của mình. Hãy luôn thay đổi, hoàn thiện sản phẩm dựa trên ý kiến và phản hồi từ khách hàng để nâng cao trải nghiệm và tạo sự tin tưởng đối với người dùng. Sau khi thực hiện, thương hiệu sẽ nhận được những User-Generated Content tích cực và thuyết phục được khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của họ. Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp Social Listening để theo dõi và nắm bắt ý kiến, đánh giá của khách hàng về thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.
VI. Kết luận
Qua bài viết này, GOBRANDING đã giúp bạn tìm hiểu UGC (User-Generated Content) là nội dung tạo bởi người dùng, giúp xây dựng cộng đồng tương tác và mang đến sự chân thật cho hình ảnh trực tuyến của thương hiệu. Đồng thời khám phá 4 bước tối ưu hóa UGC, từ việc đặt mục tiêu rõ ràng cho chiến dịch, lựa chọn kênh phù hợp đến việc lắng nghe ý kiến khách hàng và cải thiện chất lượng sản phẩm, mỗi bước đều quan trọng và đóng góp vào sự thành công toàn diện cho chiến lược User-Generated Content của doanh nghiệp.
Ngoài việc áp dụng chiến lược UGC để tăng hiệu suất SEO cho trang web, doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ SEO tổng thể của GOBRANDING để được hỗ trợ tối đa trong việc tối ưu và đẩy mạnh thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.
The post UGC (User-Generated Content) là gì? 4 bước tối ưu hiệu quả appeared first on GOBRANDING Digital Branding.
from GOBRANDING Digital Branding
via Go Branding
Không có nhận xét nào