KOL là gì? Nguyên tắc chọn KOL hiệu quả cho doanh nghiệp
Bạn thường xuyên bắt gặp sự xuất hiện của nhiều chuyên gia, người nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông như tivi, mạng xã hội, báo, đài… Đây là cách mà các thương hiệu tận dụng các KOL (booking KOL) để đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng nhanh hơn. Vậy KOL là gì, nó có tác động gì trong Marketing của doanh nghiệp, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu trong bài viết này.
I. KOL là gì?
KOL viết tắt của từ Key Opinion Leader được dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Nhà lãnh đạo quan điểm chính” để chỉ những chuyên gia hoặc những người được đánh giá cao và có tiếng nói, tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực, ngành nghề nhất định nào đó.
Những người này sẽ có kiến thức chuyên môn khá tốt và uy tín. Những nhận định, lời khuyên hay ý kiến của họ thường được khách hàng quan tâm, tin tưởng và lắng nghe nhiều hơn.
Ví dụ: Trong lĩnh vực ẩm thực KOL sẽ là các đầu bếp nổi tiếng, chuyên gia nghiên cứu về ẩm thực. Trong lĩnh vực sức khỏe KOL sẽ là các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng… Trong lĩnh vực pháp luật KOL sẽ là các luật sư, công an. Hay các nghệ sĩ nổi tiếng như Sơn Tùng, Hoài Linh, Trấn Thành… cũng là một KOL trong lĩnh vực nghệ thuật.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, mỗi KOL chỉ chuyên về một lĩnh vực cụ thể và thường được mời ở những lĩnh vực liên quan đến ngành nghề của mình. Chẳng hạn, không ai mời một bác sĩ để đến với các chương trình về tư vấn pháp luật và ngược lại. Nên việc lựa chọn KOL sẽ ảnh hưởng không ít đến kết quả Marketing mà GOBRANDING sẽ đề cập ở những phần sau.
Sau khi định nghĩa được KOL là gì, GOBRANDING sẽ đi đến khái niệm KOL Marketing để bạn hiểu rõ hơn về tiếp thị thông qua KOL tại Việt Nam.
Vậy KOL Marketing là gì?
KOL Marketing là hình thức tiếp thị thông qua các KOL. Nghĩa là các doanh nghiệp sẽ tận dụng sức ảnh hưởng của những KOL này, mời họ về quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhằm tạo lòng tin cho khách hàng, khiến họ dễ thực hiện chuyển đổi hơn.
- Trong môi trường truyền thống, KOL Marketing có thể áp dụng qua các chương trình truyền hình, đoạn quảng cáo trên tivi hay báo giấy…
- Khi chuyển sang môi trường online, KOL Marketing được áp dụng rộng rãi trên các kênh mạng xã hội, website chia sẻ kiến thức hay các kênh chia sẻ video…
Để hiểu rõ hơn về KOL Marketing bạn xem qua ví dụ sau:
Ví dụ: Đầu bếp Phạm Tuấn Hải là một KOL Việt Nam liên quan đến lĩnh vực ẩm thực. Nhãn hàng Anlene đã lựa chọn ông để quảng cáo cho sản phẩm sữa Anlene cà phê vì họ nhận thấy ông là một KOL tiềm năng, có thể tác động tốt đến khách hàng. Bởi là một đầu bếp nên kiến thức chuyên môn về thực phẩm tốt cho sức khỏe của ông khá đáng tin. Đồng thời, độ tuổi của KOL này cũng khá phù hợp với đối tượng khách hàng của nhãn hàng nên đây là sự lựa chọn hợp lý.
II. Đừng nhầm lẫn giữa KOL và Influencer
KOL và Influencer đều được các nhãn hàng sử dụng để triển khai chiến dịch Marketing quảng bá sản phẩm. Cho nên thường khiến nhiều người đánh đồng là một hoặc gây ra sự nhầm lẫn, thậm chí không phân biệt được KOL là gì, Influencer là gì.
Vì thế, GOBRANDING sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được hai khái niệm này. Bây giờ, hãy tìm hiểu xem Influencer là gì và nó khác biệt với KOL ở những điểm nào nhé!
Influencer là những người có sức ảnh hưởng trên các kênh Social Media như facebook, instagram, youtube… với số lượng người dùng theo dõi lớn. Do đó, thông tin mà những người này truyền tải sẽ có tác động trực tiếp đến nhóm đối tượng người dùng này.
Dựa vào số lượng người theo dõi mà người ta chia Influencer ra thành 4 nhóm sau:
- Nano-influencer: 1.000 – 10.000 người theo dõi.
- Micro-influencer: 10.000 – 100.000 người theo dõi.
- Macro-influencer: 100.000 – 1.000.000 người theo dõi.
- Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi.
Những điểm khác biệt sau đây sẽ giúp bạn tránh được sự nhầm lẫn giữa KOL và Influencer:
1. Chuyên môn
Muốn trở thành KOL bắt buộc bạn phải là người có chuyên môn cao, am hiểu, chuyên sâu về một lĩnh vực, ngành nghề bạn đang theo đuổi như bác sĩ, nhà thiết kế, đầu bếp, kiến trúc sư, tài chính…
Trong khi đó, bất kỳ ai cũng có thể trở thành Influencer với điều kiện: hoạt động trên môi trường online, được nhiều người quan tâm và theo dõi. Điều này thể hiện qua các chỉ số như lượt theo dõi trên facebook, lượt đăng ký trên youtube và các mạng xã hội khác.
2. KOL xuất phát từ offline – Influencer xuất phát từ online
KOL thường được nhiều người biết đến nhờ các kỹ năng chuyên môn giỏi, có tầm nhìn, kiến thức tốt về bất kỳ lĩnh vực nào. Họ có thể là doanh nhân, nhà văn, nhà báo, chính trị gia, cầu thủ… Do đó sẽ có nhiều KOL được nhiều người biết đến, nhưng họ không cần phải sử dụng mạng xã hội hay kênh online nào khác.
Ví dụ: Trước năm 2018, nhà báo Lại Văn Sâm là một KOL nổi tiếng, chỉ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông truyền thống như tivi, báo, đài… Nhưng ông vẫn được nhiều người quan tâm và tin tưởng với những kiến thức chuyên môn đáng tin cậy.
Trong khi đó, Influencer thường được biết đến thông qua các hoạt động trên các phương tiện truyền thông xã hội, từ đó thu hút được một lượng người quan tâm và theo dõi nhất định. Chẳng hạn các hotface, youtuber, blogger… là những Influencer, họ chủ yếu hoạt động trên các kênh Social Media là chính.
Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội thì nhiều KOL đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng đây không phải là kênh hoạt động chính của các KOL. Do đó, nhiều người nhầm lẫn và đánh đồng KOL và Influencer là một.
3. Đối tượng khán giả quan tâm
Với kiến thức chuyên môn vững vàng, những ý kiến, nhận xét được đưa ra có tác động tích cực tới người dùng. Nên các KOL thường thu hút được các đối tượng khán giả là những người muốn lắng nghe nhận định, ý kiến chuyên môn từ các KOL.
Nhưng với các Influencer, hầu hết những người theo dõi họ là vì các hoạt động của Influencer phù hợp với sở thích, cá tính, lối sống và quan điểm của một đối tượng khán giả nào đó.
Ví dụ: Những nhà đầu bếp chuyên nghiệp là một KOL, bởi kiến thức chuyên môn về lĩnh vực ẩm thực của họ luôn được khán giả đánh giá cao. Trong khi đó các Youtuber chuyên làm về chủ đề ẩm thực lại là Influencer bởi họ không được người dùng quan tâm về chuyên môn mà quan tâm về phong cách, cá tính riêng khi hoạt động trên kênh này.
Cho nên, những cuộc thi, chương trình truyền hình chuyên về ẩm thực như “Vua đầu bếp Việt Nam” sẽ lựa chọn KOL là đầu bếp để quảng bá thay vì Influencer. Bởi mức độ uy tín và đáng tin cậy của KOL sẽ cao hơn nhiều so với Influencer.
4. Mức độ lan truyền
Các KOL là những người có kiến thức chuyên môn giỏi ở một lĩnh vực nào đó, nên mức độ lan tỏa của họ thường giới hạn ở một nhóm đối tượng cụ thể, quan tâm đến lĩnh vực họ đang hoạt động.
Trong khi đó, kênh hoạt động chủ yếu của Influencer là online nên mức độ lan truyền sẽ tốt hơn nhiều, bởi trên môi trường trực tuyến sẽ không giới hạn về không gian, thời gian. Cho nên, Influencer có thể được mọi người biết đến khi đang lướt facebook, xem youtube hay bất kỳ kênh nào.
5. Mối quan hệ giữa KOL và Influencer
Trong thực tế, một Influencer nếu hoạt động tốt ở một lĩnh vực nào đó vẫn có thể trở thành KOL. Hoặc một KOL nếu có tham gia vào các mạng xã hội vẫn có thể xem là một Influencer.
Với sự góp mặt của các thương hiệu, nhãn hàng có thể giúp Influencer trở thành KOL. Tuy nhiên, xu hướng để các Influencer hướng tới trở thành KOL sẽ khó hơn. Bởi họ phải thật sự yêu thích, tập trung nâng cao kiến thức chuyên môn của mình thì mới được đánh giá cao và công nhận là một KOL.
Ví dụ: Influencer là KOL
Hannah Olala là một Beauty Blogger được nhiều người quan tâm và theo dõi khi chia sẻ các tips làm đẹp trên kênh social media là youtube và facebook. Với lượng theo dõi trên facebook gần 400.000 người, cô trở thành một Macro-influencer.
Nhận thấy mức độ kiến thức chuyên môn của cô khá tốt kết hợp với lượng fan đông đảo nhiều nhãn hàng như Lancome, Dermalogica, Ohui, Sulwhasoo… đã mời cô review, đánh giá về sản phẩm của mình. Lúc này Hannah Olala từ một Influencer dần trở thành KOL trong lĩnh vực mỹ phẩm, làm đẹp.
Mặt khác, để KOL trở thành Influencer thì đơn giản hơn bởi họ chỉ cần hoạt động trên môi trường online là đã trở thành Influencer. Thông thường các KOL sẽ thuộc nhóm Nano – Influencer và Micro – Influencer.
Ví dụ: KOL là Influencer
Shark Phạm Thanh Hưng là một KOL xuất phát từ lĩnh vực kinh doanh, tài chính, với kiến thức chuyên môn, kỹ năng và mức độ am hiểu trong lĩnh vực này khá tốt. Ông xuất hiện trên chương trình Shark Tank Việt Nam với tư cách là một nhà đầu tư, lúc này ông đóng vai trò là KOL với xuất phát điểm là môi trường offline. Song song đó, ông vẫn hoạt động trên môi trường online với fanpage có tới gần 500.000 người theo dõi. Và hiển nhiên Shark Hưng vừa là một KOL vừa là một Macro-influencer.
III. Lợi ích mà KOL Marketing mang lại cho doanh nghiệp
Mời các KOL tham gia vào các chiến dịch quảng cáo sản phẩm là cách làm của rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng, mong muốn tiếp cận vào đúng đối tượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh nhất. Bởi với mức độ phủ sóng và lan tỏa của các KOL trong từng lĩnh vực khá mạnh nên sẽ nhanh chóng tiếp cận được với người dùng. Ngoài ra, với nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, đảm bảo được độ tin cậy sẽ tác động tốt đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Dưới đây là những lợi ích mà KOL Marketing mang lại cho các doanh nghiệp:
1. Tiếp cận đúng với khách hàng mục tiêu
KOL có thể giúp bạn nhanh chóng tiếp cận đúng với khách hàng mục tiêu. Bởi hầu hết những người theo dõi và quan tâm họ đều thuộc một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, một lĩnh vực nào đó.
Cho nên, thay vì chạy quảng cáo trên Facebook hay Google thì lựa chọn KOL để giới thiệu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng với tập khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: Doanh nghiệp bạn bán các sản phẩm liên quan đến các thiết bị công nghệ như điện thoại, laptop, đồng hồ thông minh… có thể lựa chọn KOL Trần Xuân Vinh (xuất phát từ Influencer và sau đó trở thành KOL) là chủ của kênh Vật Vờ Studio với hơn 1.7 triệu người theo dõi đều là những người yêu thích công nghệ. Cho nên, đây là một KOL tiềm năng để quảng bá các sản phẩm chuyên về công nghệ.
2. Tăng thêm độ uy tín sản phẩm trong lòng khách hàng
Như khái niệm đã đề cập, để trở thành một KOL đòi hỏi người đó phải là một chuyên gia, am hiểu và có kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Cho nên một lời giới thiệu về sản phẩm từ họ hoặc một đoạn quảng cáo có sự xuất hiện của KOL giúp khách hàng tin tưởng hơn về sản phẩm.
Bên cạnh đó, người dùng luôn cho rằng những ý kiến, nhận định từ các KOL sẽ có giá trị hơn những đối tượng khác, bởi họ là những người thật sự am hiểu về sản phẩm và có kiến thức.
Ví dụ: Để giúp khách hàng an tâm và tin tưởng hơn khi lựa chọn sản phẩm sữa đến từ thương hiệu NutiFood họ đã triển khai chương trình Marketing với chủ đề tư vấn mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé. Trong chuỗi chương trình này họ sẽ lần lượt mời các chuyên gia dinh dưỡng là các bác sĩ chuyên khoa để tư vấn trực tiếp cho các mẹ. Điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm nhờ những lời khuyên từ chuyên gia được lồng ghép khéo léo vào nội dung.
3. Tăng nhận diện thương hiệu
Với những thông tin mà các KOL đưa ra để đánh giá, nhận định về sản phẩm của doanh nghiệp bạn sẽ nâng cao uy tín trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó, các KOL này sẽ giúp thương hiệu bạn được lan tỏa đến nhiều người trong cùng lĩnh vực, từ đó nhận biết thương hiệu được nâng cao.
Ví dụ: Buổi lễ ra mắt xe ô tô của Vinfast quy tụ khá nhiều chuyên gia chuyên về lĩnh vực xe để đánh giá và đưa ra nhận định về dòng xe này. Cách làm này làm tăng niềm tin của người dùng về chất lượng xe hơn khi muốn tham khảo để mua xe. Ngoài ra, giá trị thương hiệu còn được nâng cao trong lòng khách hàng nhờ những thông tin có cơ sở, đáng tin cậy.
>> Bên cạnh KOL, doanh nghiệp có thể sử dụng Dịch vụ SEO website nhằm tăng nhận biết thương hiệu của mình.
4. Thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm nhiều hơn
Một khi đã tạo dựng được lòng tin từ khách hàng và nhận diện thương hiệu được nâng cao, thì hành vi mua hàng sẽ diễn ra nhanh hơn là điều hiển nhiên.
Tâm lý chung của tất cả mọi người khi phân vân hay gặp rắc rối vấn đề nào đó, thường sẽ tìm đến những người có chuyên môn và kinh nghiệm để lắng nghe lời khuyên từ họ. Chẳng hạn, bạn sẽ mong muốn tìm đến bác sĩ thay vì một người bạn cho việc tư vấn sức khỏe của mình.
Tương tự như vậy, với hai sản phẩm đến từ hai thương hiệu khác nhau khách hàng sẽ luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm có sự xuất hiện của KOL, bởi họ tin vào những điều KOL đang giới thiệu là đúng.
5. Cải thiện thứ hạng từ khóa khi làm SEO
KOL tác động khá mạnh tới khách hàng. Do đó, chỉ cần KOL đăng một bài đăng trên blog hay các trang mạng xã hội nói về thương hiệu, sản phẩm kèm với một liên kết dẫn về website sẽ được Google đánh giá khá cao. Bởi với số lượng khách hàng tiềm năng từ các KOL cao sẽ giúp tăng click vào website bạn.
Ví dụ: Thương hiệu mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp MENARD sử dụng KOL là chuyên gia trang điểm Nam Trung để quảng bá sản phẩm bằng cách đặt liên kết đến website vào một bài chia sẻ trên facebook.
Là một trong những chuyên gia đầu ngành ở lĩnh vực make up, cho thấy cơ hội để khách hàng tin tưởng vào lời giới thiệu của vị chuyên gia trang điểm này khá cao. Điều này thúc đẩy khách hàng nhấp vào link nhiều hơn. Từ đó giúp Google đánh giá tốt website thông qua lượt click này.
IV. Nguyên tắc lựa chọn KOL mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp
Với số lượng KOL nhiều như hiện nay không khó để bạn có thể lựa chọn một KOL để triển khai Marketing cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm sao để chọn được một KOL tốt, phù hợp và mang lại giá trị cho doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng. Bởi chi phí để thuê một KOL không hề rẻ nên nếu không chọn được KOL phù hợp sẽ rất dễ dẫn đến thất bại.
Dưới đây là một số nguyên tắc lựa chọn KOL mà GOBRANDING đưa ra để bạn tham khảo.
1. Chọn KOL phù hợp sản phẩm, lĩnh vực cần quảng bá
Nếu bạn lựa chọn một KOL ở lĩnh vực thời trang để quảng bá cho sản phẩm về sức khỏe thì thật là sai lầm! Bởi lẽ với một KOL thời trang sẽ không hề có bất kỳ kiến thức chuyên môn nào liên quan đến sức khỏe thì làm sao có thể truyền tải thông điệp và giúp khách hàng tin tưởng về sản phẩm được.
Do đó, tiêu chí đầu tiên để lựa chọn KOL chính là sự phù hợp với sản phẩm để đảm bảo những thông điệp mà KOL truyền tải luôn có độ tin cậy cao cho người dùng. Từ đó khả năng thuyết phục được họ mua sản phẩm sẽ cao hơn những KOL khác.
2. Người hâm mộ KOL cần phù hợp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Mục đích của việc sử dụng KOL Marketing là để đánh đúng vào đối tượng khán giả đang theo dõi những người này, nhằm đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng mục tiêu nhanh hơn. Mặc dù có thể cùng một lĩnh vực, nhưng mỗi KOL sẽ có những đối tượng khán giả khác nhau. Như các KOL về thời trang sẽ chia thành nhiều loại theo từng độ tuổi, từng phong cách… Do vậy bạn cần lựa chọn KOL có đối tượng khán giả phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình.
>> Tham khảo ngay bài viết Customer Persona là gì? 4 bước vẽ chân dung khách hàng.
Ví dụ: Với các hãng thời trang nữ nghiên về hơi hướng công sở không thể lựa chọn các KOL như Quỳnh Anh Shyn hay Châu Bùi bởi những KOL này thuộc phong cách trẻ trung, năng động và độc đáo. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên mời các KOL nổi tiếng là những người mẫu, nhà thiết kế nữ ở độ ở độ tuổi từ 30 trở lên như Thanh Hằng, Xuân Lan, Hà Anh,…
3. Nên chọn KOL được nhiều người yêu mến
Yếu tố này thể hiện ở mức độ ảnh hưởng của KOL đến khán giả là tích cực hay tiêu cực. Bởi, một số KOL có chuyên môn tốt nhưng lối sống hoặc đời tư không sạch sẽ rất dễ gặp phải trường hợp không được nhiều người yêu mến, thậm chí chuyển sang ghét và tẩy chay toàn bộ những sản phẩm mà KOL này quảng bá.
Cho nên, khi quyết định lựa chọn KOL bạn cần tìm hiểu kỹ để xem những hoạt động trước đó của KOL có ảnh hưởng đến sản phẩm hay không. Mặc dù tất cả các tiêu chí trên KOL đều đáp ứng đủ nhưng bạn vẫn cần phải xem xét kỹ lưỡng tiêu chí này để lựa chọn được KOL tốt nhất.
Ví dụ: Dính phải nghi ngờ sử dụng hợp đồng giả để trốn thuế, Phạm Băng Băng đã bị hàng loạt nhãn hàng như King Power, De Beers, Montblanc chấm dứt hợp đồng. Điều mà các nhãn hàng này lo sợ chính là nếu những tin đồn trên là sự thật sẽ tác động xấu đến thương hiệu của họ. Cho nên, để đảm bảo an toàn họ sẽ thay thế Phạm Băng Băng bằng những KOL khác có hình ảnh tốt hơn.
Sau khi đã chọn được một KOL phù hợp, bạn nên theo dõi xem chiến dịch marketing đang được triển khai với KOL đó có mang lại hiệu quả không. Thông qua các chỉ số như lượt tương tác với bài viết, mức độ ảnh hưởng đến người dùng, doanh số bán hàng… để xác định mức độ hiệu quả của KOL.
V. Kết luận
Qua thông tin trên, bạn có thể thấy KOL là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến sự thành công trong các chiến dịch Marketing của nhãn hàng. Vậy nên, bạn cần xem xét qua các nguyên tắc mà GOBRANDING cung cấp phía trên để chọn một KOL tốt và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. Đồng thời bổ sung thêm các yếu tố khác sao cho phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp cần quảng bá nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp nên kết hợp Marketing Online và KOL nhằm tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả.
Marketing Online – Chìa khóa tăng nhận diện thương hiệu
Nhận tư vấn ngay!
The post KOL là gì? Nguyên tắc chọn KOL hiệu quả cho doanh nghiệp appeared first on Công ty SEO GOBRANDING.
from Công ty SEO GOBRANDING
via Go Branding
Không có nhận xét nào