Breaking News

Slogan là gì? Vai trò của slogan với một thương hiệu?

Slogan là một công cụ quan trọng trong Marketing và xây dựng thương hiệu. Một slogan hay sẽ giúp thương hiệu gây ấn tượng và nhớ lâu với khách hàng, thể hiện được giá trị và đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong bài viết này, Mona Media sẽ giải thích khái niệm slogan là gì, cách tạo ra một slogan ấn tượng và một số ví dụ về slogan của các thương hiệu nổi tiếng. Cùng theo dõi nhé!

Slogan là gì?

Slogan (khẩu hiệu) là cụm từ ngắn gọn chứa đựng thông điệp của một thương hiệu, thường đi kèm việc thiết kế logo để dễ nhớ và thu hút sự chú ý của khách hàng. Slogan thường được thiết kế ngắn gọn, dễ nhớ thông qua việc sử dụng các từ ngữ, âm điệu và vần điệu phù hợp.

Slogan là gì

Slogan giúp khách hàng hình dung ra thương hiệu và sự khác biệt cạnh tranh của thương hiệu so với các đối thủ khác. Trong Marketing, Slogan giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu và diễn tả giá trị cốt lõi hoặc hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

-> Xem thêm về Brand Management là gì? Tầm quan trọng của quản trị thương hiệu

Ví dụ về một số slogan nổi tiếng của các thương hiệu Việt Nam:

  • Vinamilk – Sữa Việt Nam cho người Việt Nam
  • Viettel – Hãy nói theo cách của bạn
  • Trung Nguyên – Khơi nguồn sáng tạo
  • VinFast – Phong cách Việt
  • Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt
slogan tập đoàn viettel

Vai trò của Slogan đối với một thương hiệu

Một phần quan trọng trong Marketing thương hiệu

Slogan là gì và tại sao Slogan lại quan trọng với thương hiệu? Slogan để lại ấn tượng sâu sắc và chiếm lĩnh niềm tin khách hàng. Doanh nghiệp thường phải thử nhiều Slogan trước khi chọn được Slogan tốt nhất. Slogan Marketing nhắm đến việc ghi nhận thương hiệu trong tâm trí khách hàng, giúp ghi nhớ dễ dàng, tạo ấn tượng và tăng độ tin cậy từ khách hàng.

Đòn bẩy cho tên thương hiệu

Slogan là giải thích cụ thể về tên thương hiệu trên các phương tiện truyền thông giúp khách hàng hiểu và nhớ tên thương hiệu. Slogan có vai trò quan trọng trong việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu để truyền tải giá trị cốt lõi và giá trị thương hiệu qua các phương tiện truyền thông.

slogan là gì và vai trò của slogan đối với thương hiệu

Slogan kêu gọi hành động để tạo thiện cảm cho thương hiệu

Slogan là gì và tại sao cần phải có Slogan để tạo thiện cảm với khách hàng?  Câu khẩu hiệu quan trọng trong quảng bá thương hiệu, là sự liên kết giữa khách hàng và thương hiệu với nhau. Slogan thành công cần mang lại lợi ích cho thương hiệu và cam kết với khách hàng và thu hút khách hàng. Một số doanh nghiệp tạo Slogan như một chuẩn mực cho nhân viên nhắc nhở về ý nghĩa thương hiệu mà họ muốn gửi đến khách hàng.

-> Tham khảo thêm về Brand Equity là gì? Giá trị của Brand Equity đối với doanh nghiệp

Cầu nối gắn kết quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng

Slogan không chỉ là một câu nói mang tính quảng cáo, mà còn là một lời cam kết và chia sẻ giá trị của doanh nghiệp với khách hàng. Slogan giúp tạo ra sự kết nối cảm xúc, niềm tin và lòng trung thành giữa khách hàng và thương hiệu.

Cầu nối gắn kết quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng

Tạo ấn tượng, khiến khách hàng ghi nhớ thật lâu

Slogan ngắn gọn, đơn giản và dễ nhớ sẽ giúp khách hàng hình dung được về thương hiệu của doanh nghiệp. Việc này sẽ tạo ấn tượng tốt và giúp khách hàng nhớ về thương hiệu một cách dễ dàng và tự nhiên.

Slogan chạm vào cảm xúc của người dùng

Trong Marketing, slogan là một phần quan trọng của chiến lược. Nó là cách để tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng bằng cách gợi lên cảm giác và trải nghiệm của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ ngữ cần được chọn kỹ lưỡng để kích thích các giác quan của khách hàng, bao gồm thính giác, vị giác, khứu giác và thị giác. Khi khách hàng nhận thức được sản phẩm của bạn, họ sẽ dễ dàng ghi nhớ thương hiệu hơn và có xu hướng trở thành khách hàng trung thành.

Slogan chạm vào cảm xúc của người dùng

Slogan tạo ra sự riêng biệt so với đối thủ

Slogan đóng vai trò quan trọng trong việc làm rõ sự khác biệt giữa các sản phẩm dịch của mỗi thương hiệu và ngành nghề. Ngoài ra, nó cũng giúp nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

Việc tạo ra sự khác biệt với đối thủ thực sự quan trong, điển hình trong Case Study chỉ nha khoa CPT Medical do Mona Media thực hiện sau khi trao đổi về chiến dịch SEO và việc thiết kế website. Sau khi thực hiện dịch vụ SEO khác biệt hoàn toàn với các đối thủ cùng ngành CPT Medical cùng với Mona Media đã gặt hái được những kết quả rõ rệt như:

tăng trưởng 11.000+ traffic tự nhiên, độ nhận nhiện thương hiệu gấp 10 lần, khách hàng mới gia tăng mỗi ngày:

NHẤN NGAY HÌNH BÊN DƯỚI để xem Case Study CPT Medical

Case Study CPT Medical

Các yếu tố cần thiết cho một slogan là gì?

Slogan là gì và các yếu tố cần thiết nào để tạo nên Slogan? Để tạo một slogan hay và ý nghĩa, bạn cần quan tâm đến bốn yếu tố sau:

slogan là gì và yếu tố cần thiết của một slogan
  • Mục tiêu: Đặt mục tiêu rõ ràng và hướng đến nó. Ví dụ, Pepsi tạo ra slogan “Thế hệ tiếp nối” để chiếm thị phần của Coca Cola và thu hút giới trẻ.
  • Ngắn gọn: Slogan cần ngắn gọn, dễ đọc, hiểu và nhớ.
  • Không gây phản cảm: Slogan không được sử dụng những từ gây phản cảm, hiểu lầm hay xúc phạm.
  • Lợi ích sản phẩm: Slogan phải thể hiện rõ ràng về lợi ích và tính năng của sản phẩm, dịch vụ.

-> Tìm hiểu về Brand Experience là gì? 4 yếu tố quan trọng trong trải nghiệm thương hiệu

10 slogan hay nhất mọi thời đại

  1. “Sức mạnh của giấc mơ”, “Tôi yêu Việt Nam” – Honda
  2. ” Sơn Nippon, Sơn đâu cũng đẹp” – Sơn Nippon
  3. “Trắng gì mà sáng thế” – Công ty bột giặt Viso
  4. “1000 năm sau hoa sen vẫn nở” – Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm
  5. “Dù bạn không cao người khác cũng phải nhìn” – Bia Sài Gòn
  6. “Ngon từ thịt Ngọt từ xương” – Hạt nêm Ajingon
  7. “Hoà hợp cùng phát triển” – Thép Hoà Phát
  8. “Chăm sóc sức khỏe của bạn từ giấc ngủ” – Đệm Kim Đan
  9. “Trao thành ý, bền tâm giao” – Kinh Đô
  10. “Ấm áp như lòng mẹ” – Chăn ga gối đệm Hanvico
thế nào là một slogan hay

Công thức tạo nên Slogan hay và đắt giá

Slogan là gì và các để tạo nên một Slogan hay, độc đáo? Việc tạo ra một slogan hay, độc đáo và gợi nhớ không chỉ là nhiệm vụ của các nhà tiếp thị, mà còn là một quá trình sáng tạo của doanh nghiệp, vậy để tạo ra một slogan hay bạn cần chú ý những điểm sau đây:

Công thức tạo nên Slogan hay và đắt giá

Thế nào là Slogan hay?

Một Slogan hay và hiểu quả phải đáp ứng các yếu tố sau:

  • Về mặt hình thức: độ dài phù hợp, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, âm điệu bắt tai, dễ nhớ
  • Về mặt nội dung: mô tả đặc điểm sản phẩm và thương hiệu, ý nghĩa rõ ràng, tin cậy, truyền tải được thông điệp truyền thông và tiếng nói của thương hiệu, có liên hệ với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Về mặt ý nghĩa: gần gũi với đời sống hàng ngày, tinh tế và chạm đến cảm xúc của khách hàng, tạo ấn tượng và giúp thương hiệu kết nối với khách hàng.

Các bước để tạo Slogan hay & hiệu quả

  • Bước 1: Tìm hiểu về thương hiệu và sản phẩm để tạo Slogan phù hợp.
  • Bước 2: Tham khảo Slogan của các doanh nghiệp cùng ngành để tránh trùng lặp.
  • Bước 3: Xác định định vị và nhận diện thương hiệu để tạo Slogan phản ánh sức ảnh hưởng của thương hiệu đến khách hàng.
  • Bước 4: Tạo ra nhiều ý tưởng Slogan và tổng hợp chúng lại.
  • Bước 5: Lựa chọn ra câu Slogan hay và hiệu quả nhất. Tham khảo ý kiến của nhiều người và làm thử một cuộc khảo sát để đánh giá hiệu quả Marketing mà nó mang lại.

Slogan đóng góp rất nhiều vào nhận diện thương hiệu do đó đừng quyết định vội vàng khi bạn chưa chắc chắn nhé!

Các lưu ý khi chọn slogan là gì?

Dễ nhớ và gây chú ý

Việc lựa chọn khẩu hiệu đặc trưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc gắn kết thương hiệu với khách hàng. Các chiến dịch quảng cáo nổi tiếng đã sử dụng khẩu hiệu ấn tượng như “Don’t Leave Home Without It” của dịch vụ tài chính American Express, “We Bring Good Things to Life” của hãng viễn thông AT&T và “You Deserve a Break Today” của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s.

lưu ý khi chọn slogan

Làm nổi bật lợi ích của sản phẩm

Để thu hút khách hàng, ngoài việc cho biết sản phẩm của chúng ta tốt hơn các sản phẩm cạnh tranh, cần giải thích rõ ràng về lợi ích và tính năng của sản phẩm. Việc giải thích này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và cảm thấy yên tâm hơn khi quyết định mua hàng.

Ví dụ: việc lưu trữ 1000 bài hát trên một chiếc iPod là một lợi ích quan trọng. Wendy cũng đã tiếp cận với khách hàng của mình thông qua chiến dịch quảng cáo nổi tiếng “Where’s the beef?” dành cho những người yêu thích thức ăn nhanh hamburger.

Định vị thương hiệu

Budweiser nổi tiếng với khẩu hiệu “Vua của bia – The king of beers” và Timex với khẩu hiệu “Tough watch – đồng hồ bền bỉ”. Họ đã định vị thương hiệu bằng cách kể các câu chuyện thông qua quảng cáo in, liên kết với các thiết kế logo và sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.

Định vị thương hiệu

Gợi cảm hứng

Khách hàng thỉnh thoảng cần động lực để mua sản phẩm của bạn và khẩu hiệu của bạn có thể cung cấp nguồn cảm hứng này. Thêm một số từ hoặc cụm từ để làm cho khẩu hiệu của bạn hấp dẫn hơn có thể làm tăng giá trị của nó. Sau đây là một vài ví dụ:

  • “Just do it” – Nike
  • “Think different” – Apple
  • “Impossible is nothing” – Adidas
  • “Because you’re worth it” – L’Oréal
  • “I’m lovin’ it” – McDonald’s
  • “The happiest place on earth” – Disneyland
  • “Open happiness” – Coca-Cola
  • “Melts in your mouth, not in your hand” – M&M’s
  • “The ultimate driving machine” – BMW
slogan tập đoàn Nike

Hẳn bạn chắc chắn đã không còn xa lạ với biểu tượng đường cong màu đỏ với khẩu hiệu “Just do it!” của Nike. Slogan này được tạo ra vào năm 1970 như một lời khuyến khích mọi người hãy luôn hành động và tiến về phía trước.

-> Xem thêm: Làm gì khi cạn ý tưởng? Những cách thoát khỏi Creative Block

Lưu ý văn hóa địa phương

Khi lựa chọn từ ngữ, chú ý đến các ý nghĩa không thể lường trước được trong từng ngôn ngữ khác nhau. Nếu công ty của bạn hoạt động ở nền văn hóa khác, hãy đảm bảo có người bản ngữ kiểm tra taglines và slogans của bạn để tránh sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ. Dòng chữ “Pepsi brings you back to life” đã bị dịch sai thành “Pepsi đưa tổ tiên của bạn trở lại từ ngôi mộ” trong tiếng Quan Thoại Trung Quốc. Điều này thường xảy ra khi các công ty mở rộng sang các nền văn hóa khác.

Thôi thúc hành động ngay tức thì

Quảng cáo và Marketing hiệu quả nhất khi có lời kêu gọi hành động, có thể được kết hợp vào khẩu hiệu của bạn. Ví dụ như Nike với khẩu hiệu nổi tiếng “Just do it” đã khiến người ta muốn sở hữu ngay một đôi giày và khám phá trải nghiệm cuộc sống. Tương tự, khẩu hiệu “Breakfast of champions” đã thuyết phục nhiều người thử loại ngũ cốc của các nhà vô địch này. Một khẩu hiệu có thể tăng gấp đôi hiệu quả quảng cáo và trở thành một sân chơi bán hàng thành công hơn.

Bài viết trên Mona Media đã cung cấp cho bạn khái niệm Slogan là gì cũng như các thông tin hữu ích xoay quanh. Sáng tạo ra một slogan đắt giá sẽ là điểm cộng lớn giúp thương hiệu của bạn được nhiều người nhớ đến hơn. Do đó, hãy chọn cho mình một slogan thật ấn tượng nhé!

Bài viết Slogan là gì? Vai trò của slogan với một thương hiệu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mona Media.



from Mona Media
via Mona Media

Không có nhận xét nào

Bài đăng phổ biến