Breaking News

Mô hình PEST là gì? Cách áp dụng PEST trong Marketing

Hiện nay, khi mà thị trường luôn có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thì việc hiểu và đánh giá môi trường bên ngoài là chìa khóa để đạt được vị thế bền vững. Trong đó, PEST là một công cụ phân tích chiến lược vĩ mô hiệu quả. Vậy PEST là gì? Hãy cùng tìm hiểu về mô hình PEST để trở thành một nhà quản trị sắc bén và đạt được ưu thế cạnh tranh trong thị trường ngày càng phức tạp và biến đổi.

I. Mô hình PEST là gì?

Phân tích PEST là một phương pháp phân tích môi trường vĩ mô trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Từ PEST là chữ viết tắt đại diện cho các yếu tố Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social) và Công nghệ (Technological). Đây là bốn yếu tố quan trọng được xem xét để đánh giá tác động của môi trường bên ngoài đến một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

khái niệm mô hình PEST là gì?
Các yếu tố trong mô hình PEST là gì?

Mô hình PEST xuất phát từ ý tưởng của giáo sư Harvard Francis Aguilar. Trong tác phẩm “Scanning the Business Environment” (tạm dịch: Quét môi trường kinh doanh) xuất bản năm 1967, ông đã đề cập đến các yếu tố kinh tế, công nghệ, chính trị và xã hội và cách chúng tác động đến môi trường kinh doanh. 

Mô hình PEST đã trở thành một công cụ phân tích quan trọng và phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, giúp đánh giá tác động của môi trường vĩ mô đến tổ chức và hỗ trợ việc định hình chiến lược và quyết định thông minh cho doanh nghiệp.

II. Vai trò của phân tích PEST

Phân tích PEST giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Với những yếu tố phân tích được từ PEST, doanh nghiệp có thể thu thập và đánh giá thông tin quan trọng về chính sách chính trị, quy định kinh tế, thay đổi xã hội và tiến bộ công nghệ. Điều này giúp doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội mới, định hình chiến lược phù hợp, và tận dụng những xu hướng và thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Ví dụ, một công ty công nghệ có thể sử dụng PEST để:

  • Xác định các xu hướng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain hay internet vạn vật (áp dụng Technological).
  • Phân tích yếu tố chính trị như chính sách quốc gia về công nghệ, luật bảo vệ dữ liệu hay quy định về quyền riêng tư (áp dụng Political).
  • Phân tích tình hình kinh tế thị trường như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái,… để hiểu rõ về sức mua của khách hàng (áp dụng Economic).
  • Nhận biết các thay đổi trong lối sống, giá trị và quan niệm của khách hàng, nhận thức về môi trường, cộng đồng và các xu hướng xã hội đang thay đổi (áp dụng Social).

Từ đó, phân tích PEST giúp doanh nghiệp tạo ra kế hoạch rõ ràng và linh hoạt, tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi.

Vai trò của phân tích PEST
Vai trò của 4 yếu tố trong PEST đối với doanh nghiệp

III. Mục đích của phân tích PEST

Mục đích chính của việc phân tích PEST là giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh mà họ hoạt động và đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, phân tích PEST giúp doanh nghiệp:

  • Định hình chiến lược phù hợp để phát triển ở thị trường mới hoặc vươn ra quốc tế, giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển và cạnh tranh hiệu quả.
  • Tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh doanh. Bằng cách định vị và hiểu rõ những yếu tố này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược và hành động một cách linh hoạt để tận dụng cơ hội và đối phó với rủi ro.
  • Hiểu rõ hơn về tác động của các yếu tố bên ngoài và định hình môi trường kinh doanh tổng thể. Điều này giúp các nhà quản lý và quyết định trong doanh nghiệp có được cái nhìn rõ ràng và toàn diện để đưa ra các quyết định chiến lược, lập kế hoạch và định hướng phát triển.
  • Đánh giá khả năng thích ứng của chính tổ chức với môi trường kinh doanh. Việc có sự linh hoạt trong chiến lược và khả năng thích ứng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi.

IV. Các yếu tố trong mô hình PEST

Mô hình PEST là một công cụ phân tích được sử dụng để đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp. Các yếu tố trong mô hình PEST được hiểu cụ thể như sau.

4.1 Political – Chính trị

Trong phân tích PEST, yếu tố chính trị giúp đánh giá các quy định của chính phủ và quy định pháp lý có thể ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và thị trường thương mại. Các vấn đề chính trong phần này bao gồm chính sách thuế, quy định về môi trường, cải cách thương mại, hải quan, quy định giao dịch thương mai, luật về việc làm,…

Ví dụ: Chính sách thuế mà chính phủ đưa ra cho doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc Đất nước đó.

Mục đích của phân tích PEST
Chính sách thuế của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp

4.2 Economic – Kinh tế

Việc đánh giá các yếu tố kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán tình hình hoạt động của doanh nghiệp và khả năng khai thác thị trường trong tương lai. Các yếu tố về kinh tế mà doanh nghiệp cần quan tâm là GDP, lượng cầu thị trường, lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, chu kỳ kinh doanh,…

Ví dụ: Sự suy thoái kinh tế của một Đất nước có thể dẫn đến giảm nhu cầu của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp.

Các yếu tố trong mô hình PEST
Tình hình kinh tế và nhu cầu tiêu dùng trong thị trường ảnh hưởng đến doanh thu doanh nghiệp

4.3 Social – Xã hội

Yếu tố xã hội trong mô hình PEST bao gồm việc đánh giá môi trường xã hội và văn hóa mà doanh nghiệp hoạt động. Các yếu tố xã hội ấy bao gồm nhân khẩu học của khách hàng, văn hóa, tín ngưỡng, thái độ sống, trình độ học vấn,… Việc hiểu rõ những yếu tố này giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng một cách tốt nhất.

Ví dụ: Xu hướng sử dụng sản phẩm hữu cơ và ý thức về môi trường ngày càng gia tăng, do đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm organic hoặc bao bì thân thiện với môi trường.

Yếu tố xã hội trong mô hình PEST
Những xu hướng mới trong ý thức người tiêu dùng là yếu tố cần được doanh nghiệp cân nhắc để đổi mới

4.4 Technilogycal – Công nghệ

Khi xem xét về tác động của công nghệ đối với doanh nghiệp và ngành công nghiệp, nhà quản trị cần đánh giá các yếu tố như tiến bộ công nghệ, truyền thông, truy cập Internet, phát triển sản phẩm công nghệ,…

Ví dụ: Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo bắt buộc cách doanh nghiệp sản xuất phải ứng dụng tự động hóa trong dây chuyền kinh doanh để cạnh tranh về mặt năng suất.

Công nghệ trong mô hình PEST
Doanh nghiệp cần ứng dụng tiến bộ công nghệ nếu không muốn bị thụt lùi

V. Cách áp dụng PEST trong Marketing

Để chiến lược phát triển doanh nghiệp được phát triển và khai thác đúng thị trường mục tiêu, nhà quản trị cần áp dụng PEST trong quá trình Marketing. Cụ thể, cách thực hiện sẽ được đề cập trong nội dung sau đây.

5.1 Phân tích 4 yếu tố của PEST

Khi đưa ra chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, nhà quản trị cần phân tích chi tiết các yếu tố Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Công nghệ để hiểu rõ môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai. Tìm hiểu về các quy định chính trị, chính sách kinh tế, xu hướng xã hội và tiến bộ công nghệ liên quan đến ngành và thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Cụ thể, khi phân tích các yếu tố của mô hình PEST, nhà quản trị cần thu thập thông tin nghiên cứu và đo lường các chỉ số sau:

Về yếu tố chính trị

  • Chính sách thương mại, hải quan
  • Tình hình ổn định chính trị
  • Các quy định pháp lý
  • Tình hình mối quan hệ quốc tế
  • Sự ảnh hưởng của chính phủ và các tổ chức chính trị khác
  • Luật lao động
  • Quy định về xuất – nhập khẩu

Về yếu tố kinh tế

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế
  • GDP
  • Tỷ lệ thất nghiệp
  • Tỷ giá hối đoái
  • Lạm phát
  • Thu nhập bình quân toàn dân

Về yếu tố xã hội

  • Thay đổi dân số (tuổi tác, thành phần dân cư,…)
  • Niềm tin, thói quen tiêu dùng
  • Quan điểm xã hội
  • Tôn giáo
  • Văn hóa vùng miền

Về yếu tố công nghệ

  • Xu hướng trí tuệ nhân tạo
  • Các ứng dụng phầm mềm
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
Các chỉ số trong mô hình PEST
Các chỉ số cần phân tích trong mô hình PEST là gì?

5.2 Phân tích cơ hội của doanh nghiệp

Dựa trên thông tin thu thập từ phân tích PEST, nhà quản trị cần xác định những cơ hội có thể được tận dụng. Do đó, nhà quản trị cần nhanh nhạy để nhận biết những xu hướng mới, phát hiện các thay đổi trong nhu cầu khách hàng và môi trường kinh doanh.

Khi chủ động nắm bắt được những sự thay đổi đó, nhà quản trị sẽ có nhiều cơ hội tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

5.3 Phân tích mối đe dọa của doanh nghiệp

Ngoài việc xác định cơ hội, doanh nghiệp cũng cần đánh giá các mối đe dọa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức, lĩnh vực kinh doanh. Điều này bao gồm các rủi ro tiềm ẩn hoặc sự thay đổi trong quy định pháp lý, thay đổi trong nhu cầu và sự cạnh tranh từ các đối thủ.

Bằng cách hiểu rõ các mối đe dọa này, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng tinh thần để xây dựng các chiến lược đối phó nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực cho lợi ích công ty.

5.4 Thực thi

Việc thực thi là quá trình xác định mục tiêu, đề ra các kế hoạch và hành động cụ thể để tận dụng cơ hội và đối phó với đe dọa. Quá trình thực thi cần được theo dõi và đánh giá để điều chỉnh và cải thiện chiến lược theo thời gian.

Phân tích 4 yếu tố của PEST
Cần đề ra chiến lược thực thi hiệu quả sau khi phân tích PEST

VI. Ví dụ về mô hình PEST

Hiện tại, GOBRANDING là một công ty hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị số và marketing trực tuyến. Cụ thể, GOBRANDING cung cấp các dịch vụ như Phát triển website, Thiết kế landing page, tối ưu hóa tốc độ website, SEO,…

Để tham khảo cách phân tích PEST của một doanh nghiệp, chúng rôi sẽ trình bày mô hình PEST của chính công ty GOBRANDING nhằm để nhà quản trị dễ hình dung hơn.

Ví dụ về mô hình PEST
GOBRANDING – Công ty cung cấp giải pháp Marketing Online cho doanh nghiệp

6.1 Yếu tố chính trị

Việt Nam được coi là một quốc gia ổn định chính trị với một hệ thống chính trị độc lập, ổn định và tiếp tục đưa ra các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế.

Việt Nam đã và đang thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư nước ngoài, điều này có thể mang lại cơ hội cho GOBRANDING để cung cấp dịch vụ của mình cho các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. 

Do đó, có thể xem đây là một đất nước có tình hình chính trị ổn định và các chính sách đối ngoại thuận lợi cho sự phát triển trong ngành.

6.2 Yếu tố kinh tế

Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định trong nhiều năm qua. Hơn thế nữa, sự phát triển của ngành công nghiệp số cũng đang ngày được chú trọng tại thị trường này. Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng về sự phát triển của ngành công nghiệp số, với nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ tiếp thị trực tuyến và quảng cáo trên Internet.

Điều này tạo cơ hội cho GOBRANDING để mở rộng thị phần và cung cấp các dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp trong ngành này.

6.3 Yếu tố xã hội

Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về người dùng Internet, với tỷ lệ người dùng Internet ngày càng tăng. Sự phổ biến của mạng xã hội cũng ngày càng lớn và có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người Việt. Với sự phổ biến của các nền tảng như Facebook, Instagram, YouTube và Tiktok, GOBRANDING sẽ có cơ hội để cung cấp dịch vụ quảng cáo và tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội này.

6.4 Yếu tố công nghệ

Trong lĩnh vực công nghệ, GOBRANDING có thể ứng dụng sự phát triển của các phần mềm và ứng dụng SEO để cung cấp dịch vụ tối ưu hóa website cho khách hàng. 

Những phát triển công nghệ giúp theo dõi, đo lường và cải thiện hiệu suất website. Ngoài ra, GOBRANDING cũng tận dụng công nghệ để xây dựng hệ thống quản trị nội bộ, giúp tổ chức và quản lý công việc một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Cách phân tích PEST của một thương hiệu
PEST của GOBRANDING là gì? – Cách phân tích PEST của một thương hiệu cụ thể

VII. Kết luận

Trong bối cảnh thị trường Việt Nam đang chứng kiến nhiều thay đổi và cơ hội phát triển, việc hiểu PEST là gì và biết cách phân tích mô hình PEST cho doanh nghiệp là rất cần thiết. Với sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử, việc phát triển thương hiệu số trở thành một cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Do đó, nếu muốn ứng dụng Digital Marketing thì không nên bỏ qua các dịch vụ của GOBRANDING, chúng tôi sẽ giúp quý doanh nghiệp đạt được sự cạnh tranh bền vững trong thị trường!

The post Mô hình PEST là gì? Cách áp dụng PEST trong Marketing appeared first on Công ty SEO GOBRANDING.



from Công ty SEO GOBRANDING
via Go Branding

Không có nhận xét nào

Bài đăng phổ biến