M-Commerce là gì? Tiềm năng phát triển của M-Commerce với doanh nghiệp
Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng phương thức M Commerce vào các mô hình kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên không phải bất kỳ doanh nghiệp nào đều hiểu rõ và triển khai một cách hiệu quả. Vậy M Commerce là gì? Mona Media mời bạn đọc tìm hiểu về thuật ngữ này cũng như các thông tin liên quan thông qua bài viết dưới đây!
Khái niệm M Commerce là gì?
Đầu tiên, Mona sẽ làm rõ về thuật ngữ M-Commerce là gì? M Commerce hoặc Mobile Commerce dùng để chỉ phương thức hoạt động thương mại dựa trên nền tảng di động. Một mô hình kinh doanh cho phép các doanh nghiệp hoặc người bán hàng trực tiếp phân phối sản phẩm đến khách hàng ở bất kỳ đâu thông qua các thiết bị công nghệ không dây. Mô hình này bao gồm tất cả các hoạt động mua bán, thanh toán, quảng cáo và vận chuyển hàng hóa từ bên người mua đến bên người bán.
Với sự phổ biến của các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone, M Commerce đã trở thành phương pháp kinh doanh đáng chú ý. Giúp người bán hàng tương tác và kết nối gần hơn với khách hàng, nâng cao trải nghiệm mua sắm của họ.
->Xem thêm: So sánh Shopify và BigCommerce: Nền tảng nào sử dụng tốt hơn?
Các lợi ích của M-Commerce là gì?
Sau khi đã hiểu rõ được thuật ngữ M Commerce là gì thì ở phần này, Mona sẽ giới thiệu cho bạn về các lợi ích của M-Commerce là gì. Dưới đây là 3 lợi ích tiêu biểu nhất khi một doanh nghiệp bắt đầu sử dụng M-Commerce vào hoạt động kinh doanh thương mại trên nền tảng trực tuyến:
Thu thập thông tin của đối tượng người dùng
M Commerce đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu người dùng cho người bán nói riêng và các thương hiệu nói chung. Nhờ vào ứng dụng di động, người bán có thể thu thập thông tin về người dùng đã truy cập vào ứng dụng và lịch sử mua hàng của họ. Điều này cho phép cửa hàng phân tích và hiểu rõ hơn về đối tượng và chân dung khách hàng của mình.
Dựa trên dữ liệu này, cửa hàng có thể xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm và các chương trình bán hàng nhắm mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Cửa hàng có thể tùy chỉnh và cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng cho từng khách hàng, đồng thời tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn dựa trên sở thích và hành vi mua hàng trước đó của khách hàng. Qua đó, M Commerce giúp nâng cao khả năng hấp dẫn và tương tác với người dùng, đồng thời tăng cường sự tương tác và trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Nâng cao nhu cầu trải nghiệm
Trải nghiệm khách hàng đóng vai trò quan trọng trong thành công kinh doanh và có tác động trực tiếp đến doanh thu của một doanh nghiệp. M-Commerce đã mang đến một cách tiếp cận mới, giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Thay vì phải đến cửa hàng trực tiếp để mua sản phẩm, khách hàng chỉ cần sử dụng điện thoại di động tại nhà để thực hiện mọi giao dịch. Điều này cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa sản phẩm ưng ý mà không cần rời khỏi nhà.
Hơn nữa, ưu điểm tuyệt vời của M-Commerce là khách hàng có thể duyệt qua và mua hàng bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu mà không cần quan tâm đến thời gian mở cửa hay đóng cửa của cửa hàng.
Tối ưu hóa các chi phí liên quan đến vận hành
Trước đây, để tiếp cận đến nhiều khách hàng ở nhiều khu vực, các doanh nghiệp thường phải mở rộng quy mô, mở các cửa hàng ở nhiều địa điểm khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc tăng chi phí nhân viên và hoạt động quản lý chi nhánh. Tuy nhiên, với M Commerce, doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng từ mọi nơi chỉ với một hoặc hai chi nhánh hoặc kho hàng tại trung tâm tại các thành phố lớn.
Nhờ vào M Commerce, doanh nghiệp có thể thu hẹp không gian vận hành và tiết kiệm chi phí chi nhánh. Thay vì phải mở rộng quy mô vật lý, họ có thể tập trung vào việc xây dựng một hệ thống mua sắm trực tuyến hiệu quả, giúp khách hàng từ mọi nơi có thể tiếp cận và mua hàng dễ dàng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động và tăng tính cạnh tranh trong thị trường.
->Xem thêm: Magento là gì? Các lý do nên chọn Magento cho thương mại điện tử
Phân biệt giữa M-commerce và E-commerce
Sau khi đã biết được các lợi ích liên quan đến M-Commerce là gì thì tiếp theo Mona bắt đầu sẽ giúp bạn đọc phân biệt 2 thuật ngữ E-Commerve và M-Commerce có gì khác nhau. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang đối diện với sự phân vân để lựa chọn chiến lược giữa hai mô hình này.
Trong quá khứ, E-Commerce hoặc Electronic Commerce đã được coi là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp bán lẻ, cung cấp mô hình mua bán và giao dịch sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua Internet và các mạng máy tính. Nhưng đến hiện tại thì mọi người đang chuyển qua hình thức M-Commerce, vậy nguyên nhân là gì?
E – commerce
- Thiết bị sử dụng: Máy tính truyền thống (PC), Laptop
- Hệ điều hành: Chuyên về Windows, Linux và Unix
- Sử dụng trên nền tảng: Các trang web
- Khả năng định vị chính xác đối tượng người dùng: Không có khả năng về định vị
- Mức độ bảo mật: Chỉ dựa vào bảo mật của Website
- Cổng thanh toán: Đa phần là thẻ tín dụng
- Mức độ linh hoạt: Thấp vì khối lượng máy khá nặng và chiếm nhiều diện tích
M – commerce
- Thiết bị sử dụng: Mọi thiết bị di động như Smartphone, máy nhắn tin, Ipad
- Hệ điều hành: Đa dạng gồm iOS, Symbian hay Android
- Sử dụng trên nền tảng: Thông qua các App( ứng dụng), trang web trên điện thoại
- Khả năng định vị chính xác đối tượng người dùng: Có thể sử dụng khả năng định vị và chia sẻ
- Mức độ bảo mật: Có sự kết hợp giữa bảo mật Website và bảo mật Smartphone
- Cổng thanh toán: Với 2 nền tảng đó là Mobile Banking và thẻ tín dụng
- Mức độ linh hoạt: Cao vì nhỏ – gọn và dễ dàng trong việc di chuyển và thao tác nhanh
->Xem thêm: B2E là gì? Tìm hiểu mô hình thương mại điện tử B2E
Những lĩnh vực đang có tiềm năng phát triển M Commerce tại Việt Nam
Theo báo cáo chỉ số thương mại từ năm 2015 đến nay, Việt Nam đã liên tục dẫn đầu về tăng trưởng người dùng điện thoại di động và thị trường bán lẻ trên các ứng dụng di động thông minh. Đặc biệt, tính đến tháng 6/2021, gần 80% người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng dịch vụ mua hàng trực tuyến, và con số này đang tiếp tục tăng lên.
Sự phát triển này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bởi sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, khi giãn cách xã hội kéo dài và người dân phải thay đổi hành vi tiêu dùng của mình. Ngày càng có nhiều người mua sắm và giao dịch trực tuyến hơn và thị trường trực tuyến cung cấp một đa dạng hơn hàng hóa và dịch vụ. Điều này cho thấy sự chuyển đổi mạnh mẽ từ mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến, đặc biệt là sự phát triển của thị trường M Commerce ở Việt Nam.
Và sau đây là những lĩnh vực, ngành nghề đang có tiềm năng mạnh về phát triển phương thức M-Commerce
Dịch vụ mua sắm Online
Thị trường kinh doanh tại Việt Nam có rất nhiều ứng dụng mua sắm trực tuyến do các sàn thương mại điện tử phát triển như Tiki, Shopee, Sendo, Lazada. Ngoài ra, một số thương hiệu F&B và hệ thống siêu thị bán lẻ cũng đã bắt đầu triển khai kinh doanh và chăm sóc khách hàng thông qua ứng dụng trực tuyến.
Dưới đây là một số ví dụ về các thương hiệu và hệ thống kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam:
Hệ thống siêu thị: Co.op Mart, Big C, 7-Eleven, Winmart, AEON…
Mỹ phẩm: Olay, MAC, Body Shop,…
F&B: Cheese Coffee, Grab Food, Shoppe Food,…
Dịch vụ về SMS (nhắn tin)
Nhu cầu giao tiếp và xây dựng mối quan hệ thông qua mạng xã hội trực tuyến đã tạo ra một loạt ứng dụng nhắn tin khác nhau trên toàn cầu. Mỗi quốc gia có thể có một hoặc nhiều ứng dụng giao tiếp đặc thù. Dưới đây là một số ví dụ về các ứng dụng nhắn tin phổ biến ở một số quốc gia:
- Ở Mỹ: Snapchat, Facebook Messenger, WhatsApp
- Ở Trung Quốc: WeChat, QQ, Weibo
- Ở Hàn Quốc: KakaoTalk, Naver, Line
- Ở Việt Nam: Zalo, Viber, Messenger, Telegram
Ở Việt Nam, người dùng có nhiều sự lựa chọn khác nhau khi muốn sử dụng ứng dụng nhắn tin. Zalo, Viber, Messenger và Telegram là những ứng dụng phổ biến được người dùng Việt Nam sử dụng để giao tiếp và xây dựng mối quan hệ trực tuyến.
Dịch vụ thanh toán trên nền tảng công nghệ số
Sử dụng các ứng dụng thanh toán di động, hay còn được gọi là App Mobile trực tuyến, đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường có hơn 20 ví điện tử đang hoạt động và thu hút một lượng lớn người dùng, bao gồm Momo, ZaloPay, VNPay, Moca và nhiều hơn nữa.
Các ứng dụng di động không chỉ có chức năng liên kết thanh toán, mà còn mang đến cho người dùng đa dạng các tiện ích phục vụ nhu cầu sinh hoạt và vui chơi. Bằng cách sử dụng các ứng dụng này, người dùng có thể đặt phòng du lịch, chơi game, sưu tầm voucher và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Điều này mang lại sự tiện lợi và đa dạng hóa cho người dùng khi sử dụng ứng dụng di động.
->Xem thêm: Tầm quan trọng của SEO thương mại điện tử và cách hoạt động
Một số cách để triển khai tốt M-Commerce
Trong thời đại số hóa và công nghệ thông tin, hành vi tiêu dùng của khách hàng liên tục thay đổi và M Commerce đang trở thành mô hình được khuyến nghị ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, để vận hành M-Commerce một cách hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần lưu ý một số chi tiết quan trọng. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng khi triển khai M Commerce cho doanh nghiệp của mình:
- Xây dựng một ứng dụng trực tuyến với giao diện rõ ràng, dễ nhận biết và dễ sử dụng. Quy chuẩn hóa và tạo nhận diện thương hiệu rõ ràng sẽ giúp khách hàng dễ dàng thao tác và tìm kiếm sản phẩm một cách nhanh chóng.
- Tối ưu hóa quy trình thanh toán bằng cách cung cấp nhiều phương thức thanh toán. Bao gồm trả tiền khi nhận hàng (COD), thanh toán trực tuyến qua thẻ tín dụng hoặc internet banking, cũng như tích hợp ví điện tử để khách hàng có nhiều sự lựa chọn tiện lợi khi thanh toán.
- Kết hợp bán hàng đa kênh: Kết hợp M Commerce với các kênh bán hàng khác như cửa hàng hoặc trung tâm thương mại. Mặc dù M Commerce được khuyến khích, nhưng việc có một trụ sở cửa hàng vẫn quan trọng để tạo niềm tin cho khách hàng.
Trên đây là những thông tin liên quan về chủ đề M Commerce là gì. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình một kiến thức mới về nền tảng số, đã và đang được sử dụng thịnh thành hiện nay. Đừng quên cập nhật những bài viết mới, ấn tượng đến từ Mona Media nhé!
->Xem thêm: 8+ bí quyết giúp tăng doanh số bán hàng online hiệu quả
Bài viết M-Commerce là gì? Tiềm năng phát triển của M-Commerce với doanh nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mona Media.
from Mona Media
via Mona Media
Không có nhận xét nào