Google Penalty Là Gì? Nguyên Nhân Website Bị Phạt Google Penalty
Google Penalty là một hình phạt của Google đối với các website. Khi bị các hình phạt này thì website sẽ bị mất thứ hạng, giảm tương tác và các từ khóa được SEO cũng sẽ rất khó để xếp hạng tìm kiếm tốt. Cần tìm được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu nhận biết Google Penalty để có thể khắc phục các tình trạng này tốt nhất. Trong bài viết sau, Mona Media xin chia sẻ với bạn toàn bộ những thông tin về Google Penalty cũng như là nguyên nhân tại sao lại bị phạt và cách khắc phục.
Google Penalty là gì?
Google Penalty được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là rắc rối. Đây là một hình phạt mà Google áp đặt đơn phương lên website của bạn khi có những nghi ngờ về SEO mũ đen hoặc dựa vào các thuật toán của Google để đánh giá.
Khi bị Google Penalty thì thứ hạng của website hiển thị trên kết quả tìm kiếm sẽ giảm đáng kể. Hoặc các từ khóa mục tiêu của bạn cũng sẽ giảm lượng khách hàng tiếp cận và truy cập. Dù là thứ hạng hay doanh thu đều sẽ bị ảnh hưởng lớn từ hình phạt của Google.
Việc lấy lại thứ hạng tốt và lấy lại được đánh giá tốt của Google sẽ không dễ dàng và cần nhiều thời gian hơn. Hầu hết khi nhận được hình phạt này bạn sẽ nhận được thông báo từ Google nhưng sẽ không nhận được nguyên nhân cụ thể vì sao lại bị Google Penalty. Vậy tại sao website lại bị Google Penalty và dấu hiệu nhận biết là gì?
->Xem thêm: Google Dance là gì? Làm gì để tránh bị Google Dance. Cách khắc phục
Tại sao các trang web bị Google Penalty?
Google dùng các thuật toán để kiểm tra mức độ uy tín và chất lượng của các website. Khi các thuật toán này trả về kết quả xấu, báo cáo kết quả trên website không có ích với người tiêu dùng, không tối ưu hóa được website thì sẽ bị Google Penalty.
Thuật toán của Google cũng được thay đổi liên tục. Một số hành động của website sẽ được công bố nếu sai phạm sẽ bị Google Penalty, nhưng cũng có một số hành động có thể dẫn đến Google Penalty nhưng không được Google thông báo. Đây là cách để Google bảo vệ chính mình mà không lo bị các trang web cố gắng vượt qua mình và thao túng lên các kết quả tìm kiếm.
Dấu hiệu nhận biết Google Penalty
Google Penalty sẽ được tiến hành xử lý tự động hoặc thủ công (manual) và gần như là bạn sẽ không được thông báo nguyên nhân nào cụ thể dẫn đến hình phạt này. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu mà website đang bị dính hình phạt Google Penalty. Chẳng hạn như:
- Từ khóa giảm dần thứ hạng, các trang web cũng không thể có được vị trí xếp hạng cao.
- Website bị xóa khỏi Google, không xuất hiện trên kết quả truy vấn của khách hàng.
- Các nội dung mới không được Google Index.
- Lượng Traffic tự nhiên từ người dùng ngày càng giảm dần. Một khi đã bị Google Penalty thì lượt truy cập của người dùng có thể giảm xuống hàng trăm hàng chục nghìn.
Một số nguyên nhân khiến website bị Google Penalty
Nội dung spam
Hình phạt thủ công này thường đến từ người dùng spam hoặc các đối thủ, những liên kết ngoài không chất lượng đến website của bạn. Chẳng hạn như:
- Khách hàng hoặc đối thủ có các bình luận spam trên website.
- Các thao tác spam được thực hiện trên các máy chủ miễn phí.
- Doanh nghiệp Spam các chủ đề trên diễn đàn để quảng cáo thương hiệu.
- Bài đăng được tạo tự động từ các phần mềm chứ không phải được viết bởi các content chuyên nghiệp.
Nếu bị Google Penalty nên kiểm tra hệ thống link và nội dung trên website của mình. Nên tắt các nhận xét trên bài đăng hoặc xét duyệt bình luận trước khi đăng. Có thể tích hợp thêm các công cụ chống spam và sử dụng các thuộc tính nofollow cho các liên kết được người dùng tạo ra.
->Xem thêm: Thuật toán Google Panda là gì? Cách cải thiện tránh án phạt Google Panda
Dịch vụ lưu trữ spam
Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đang cung cấp hàng loại website bị vi phạm nghiêm trọng. Điều này chứng tỏ các nhà cung cấp lưu trữ không đáng tin cậy. Website của bạn sẽ bị ảnh hưởng hình phạt này khi Google nhắm đến các dịch vụ lưu trữ kém chất lượng.
Dữ liệu cấu trúc của website
Google có quy định về dữ liệu cấu trúc, website cần đảm bảo được các nguyên tắc này. Nếu vượt qua ngoài nguyên tắc và bị các thuật toán Google phát hiện thì bạn sẽ bị hình phạt Google Penalty. Nên thường xuyên kiểm tra và tuân theo các nguyên tắc đánh dấu dữ liệu trước khi thực hiện các thay đổi.
Vấn đề đến từ các liên kết
Website xây dựng các liên kết kém chất lượng hoặc trao đổi các liên kết đến website đang gặp phải các rắc rối và bị Google nhắm đến. Nên xây dựng hệ thống liên kết có chất lượng, đúng tiêu chuẩn thay vì chọn quá nhiều liên kết hoặc thực hiện các liên kết bất thường.
Mua liên kết nhằm thao túng PageRank là điều không nên thực hiện. Lạm dụng việc trao đổi liên kết, liên kết với các nội dung trùng lặp hoặc sử dụng các thẻ heading 1 quá nhiều cũng không tốt.
Liên kết từ trang web có ngôn ngữ khác hoặc đặt liên kết sai vị trí (chẳng hạn như cuối trang) hay thực hiện các liên kết ẩn trong trang đều không nên thực hiện.
Thin Content – Nội dung kém chất lượng
Nội dung kém chất lượng là một trong những nguyên nhân khiến website bị Google Penalty. Chẳng hạn như xây dựng nội dung với nội dung nghèo nàn, lặp lại từ khóa quá nhiều, tiến hành tạo nội dung tự động là nguyên nhân hàng đầu. Hoặc các hiện tượng cóp nhặt nội dung từ những website và tạo nên bài viết của mình.
Che đậy nội dung tìm tối ưu hóa thứ hạng và vượt quá các công cụ tìm kiếm nhưng lại không hiển thị nội dung cho người dùng. Bạn sẽ bị Google Penalty nếu hiện tượng này xảy ra. Hiện nay tiêu chí của Google là tăng trải nghiệm của người dùng. Nên bất cứ hoạt động nào của website không mang đến sự tiện lợi, tiện ích cho người truy vấn thì sẽ không được đánh giá cao.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến Google Penalty
- Website bị các phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo hoặc vi rút làm cho thuật toán tìm kiếm của google đánh giá sai về chất lượng website.
- Website tiến hành các Deceptive redirects — Chuyển hướng lừa đảo làm cho người dùng bị chuyển hướng và truy cập đến các nội dung khác không liên quan.
- Spam Keyword khiến các trang được truy cập có nội dung không liên quan đến từ khóa.
- Duplicate Content cũng là một hiện tượng dẫn đến Google Penalty. Cần phải nghiên cứu từ khóa, lên kế hoạch về nội dung rõ ràng để tránh trường hợp bị SEO 2 đến 3 từ khóa giống nhau trên cùng một website…
->Xem thêm: Google Sandbox là gì? Cách tránh khỏi thuật toán Google Sandbox
Cách kiểm tra xem website có bị phạt hay không?
Để kiểm tra website có bị Google Penalty hay không mà từ khóa SEO, thứ hạng cùng với lượt truy cập tự nhiên của người dùng lại giảm thấp, có thể thực hiện theo các cách bên dưới:
Kiểm tra lượng traffic
Bỗng một ngày bạn thấy lượng traffic website của mình giảm đột ngột thì đó là một dấu hiệu rõ nhất cho việc website của bạn đã bị Google “phạt tù”. Khi lượng truy cập bị giảm do Google Penalty thì sẽ rất khó để quay trở lại thời hoàng kim. Lúc này bạn cần tăng chất lượng website từ nội dung, hình ảnh, video và xem lại toàn bộ hệ thống link trên website của mình.
Kiểm tra tên miền
90% website của bạn đã bị Google phạt khi tên miền của bạn không những tụt hạng mà còn không nằm 10 vị trí đầu trên Top Google như trước đây.
Kiểm tra file Robot.txt
Kiểm tra file robots.txt sẽ giúp bạn tìm hiểu các nội dung của website có bị chặn Google index URL hay không. Song song với quá trình kiểm tra file robots.txt thì cũng nên kiểm tra thẻ Meta ROBOTS xem đặt NOINDEX và NOFOLLOW không.
Kiểm tra Google Pagerank
Pagerank giảm đột ngột cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị Google phạt. Nên dùng các công cụ check Google Pagerank chuyên nghiệp để kiểm tra những lỗi này một cách chính xác nhất.
Ngoài ra, còn nên kiểm Google Webmaster Tools xem có lỗi nào bất thường hay không. Các lỗi như 404 và trùng lặp nội dung hay các liên kết xấu có chứa virus cũng có thể khiến website bị ảnh hưởng.
Đặc biệt là nên kiểm tra chéo link của website để xem các link mà bạn trỏ đến bên ngoài của website khác có bị Google phạt hay không. Mối liên kết này cũng sẽ khiến cho website của bạn bị ảnh hưởng.
Kiểm tra Hosting
Hosting bị hết hạn hoặc bị đầy dung lượng hosting đều bị ảnh hưởng và có khả năng bị Google phạt. Do vậy, khi kiểm tra về hosting nên kiểm tra xem hosting còn hạn sử dụng hay không. Hoặc nếu dung lượng hosting đã đầy khiến website của bạn bị chậm thì nên nâng cấp hosting lên các gói cao hơn.
->Xem thêm: Cách khắc phục khi dính phạt từ thuật toán Google Penguin
Cách để phục hồi website sau Google Penalty
Khi sử dụng các kỹ thuật che giấu nội dung, lừa chuyển hướng đến các nội dung không liên quan đến từ khóa hoặc mua liên kết… bạn sẽ bị nhân viên Google phát hiện và thực hiện các hình phạt thủ công.
Nếu trường hợp này xảy ra, bạn có thể thực hiện các khiếu nại với Google để lập chỉ mục lại trang web của bạn. Điều này sẽ mất thời gian nhưng sẽ bổ ích cho việc đưa website của bạn trở lại kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).
Hoặc Google cũng có thể thông qua thuật toán để tiến hành phạt tự động. Khi đã bị Google phạt thì việc phục hồi website là điều không phải dễ dàng. Khi bạn sao chép nội dung, nhồi nhét từ khóa, tốc độ tải trang chậm… sẽ thường xảy ra hiện tượng phạt thuật toán. Trong các trường hợp này thì chỉ có cách duy nhất là thay đổi chất lượng website lên tốt hơn từ nội dung, hình ảnh, video, từ khóa và tối ưu hóa hosting, tốc độ tải trang…
->Xem thêm: Google Possum là gì? Tất tần tận về thuật toán Google Possum
Làm thế nào để tránh bị phạt Google Penalty
Một số trường hợp bị Google Penalty nhưng website cũng không biết mình gặp phải lỗi gì. Cho nên, để tránh trường hợp này xảy ra, nên phòng tránh Google Penalty bằng các cách sau:
- Xây dựng website chuẩn SEO, tối ưu hóa tên miền, hosting và tốc độ đường truyền ngay từ đầu.
- Xây dựng hệ thống link liên kết nội bộ và ngoài trang chất lượng, thường xuyên kiểm tra để tránh link spam cũng như các link kém chất lượng ngay trên trang của mình.
- Đầu tư nội dung content chất lượng, đạt unique trên 95%, tối ưu hóa từ khóa và SEO từ khóa không trùng lặp.
- Theo dõi các đợt update của Google để nắm rõ sự thay đổi về thuật toán, biết được yêu cầu của Google để tránh phạm phải các sai lầm không nên có.
- Luôn luôn tuân thủ cấu trúc dữ liệu và tất cả những nguyên tắc, luật lệ quản trị mà Google yêu cầu website thực hiện
Google Penalty là cơn ác mộng của các SEOer và doanh nghiệp. Lượt truy cập, doanh thu có thể sẽ giảm sút đi rất nhiều từ hiện tượng này. Do vậy, cần tìm các chuyên gia SEO, chăm sóc website am hiểu các thuật toán và yêu cầu của Google để xây dựng website “khỏe” trên tổng thể để tiếp thị online của doanh nghiệp có thể phát triển tốt nhất. Bài viết trên, Mona Media đã chia sẻ với bạn toàn bộ những thông tin về Google Penalty, hy vọng sẽ hữu ích với bạn.
->Xem thêm: Google Pigeon là gì? Những điều cần biết về thuật toán Pigeon
Bài viết Google Penalty Là Gì? Nguyên Nhân Website Bị Phạt Google Penalty đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mona Media.
from Mona Media
via Mona Media
Không có nhận xét nào