Breaking News

GDN Là Gì? Cách Chạy Quảng Cáo Google Display Network Hiệu Quả

GDN hay Google Display Network là một trong những loại hình quảng cáo đang được sử dụng tại hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp thế giới. Vậy GDN là gì? Cách thức hoạt động và hiển thị của GDN ra sao? Và làm sao để có thể chạy quảng cáo Google Display Network đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu trong bài biết sau nhé!

GDN là gì?

GDN là gì? GDN là từ viết tắt của cụm Google Display Network, là một hình thức quảng cáo cho phép các doanh nghiệp đặt banner hoặc hiển thị các nội dung quảng cáo dưới dạng hình ảnh, video, text,… lên các hệ thống website liên kết của Google.

gdn là gì

Hình thức quảng cáo này có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như tin tức, dịch vụ, thời trang, thể thao, du lịch,… Thế nên, GDN được đánh giá là một trong những công cụ Marketing Online giúp đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay.

->Xem thêm: CPL là gì? Tầm quan trọng của CPL trong chiến dịch Marketing

Cách thức hoạt động của Google Display Network

GDN là gì và cách thức hoạt động của Google Display Network ra sao? Hiện nay, Google Display Network có hai cách thức hoạt động chủ yếu đó là quảng cáo theo ngữ cảnh và chọn chính xác trang web. Phương thức hoạt động chọn chính xác website là việc các doanh nghiệp có thể tự lựa chọn một trang web, app hoặc video nào đó từ hệ thống website sẵn có của GDN dựa theo các Target mà mình đặt ra để tiến hành chạy quảng cáo.

Quảng cáo theo ngữ cảnh là hoạt động quảng cáo dựa trên các chủ đề, từ khóa mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Thông thường, Google luôn phân tích chủ đề chính, nội dung, ngôn ngữ cũng như cấu trúc trang, cấu trúc liên kết của những trang web đăng quảng cáo và xem xét tỷ lệ trùng khớp với chủ đề của doanh nghiệp, từ đó Google ads sẽ chọn trang web phù hợp nhất để đăng quảng cáo.

Các hình thức hiển thị quảng cáo GDN

Dạng văn bản

Vậy nên, nếu như bạn đã từng sử dụng quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm trước đây thì chắc hẳn hình thức hiển thị dạng văn bản này không quá xa lạ. Đây cũng là dạng quảng cáo đơn giản nhất của GDN vì nó chỉ bao gồm một dòng tiêu đề, một đường liên kết URL và vài dòng văn bản.

gdn dạng văn bản

Dạng quảng cáo Google hình ảnh

Quảng cáo Google hình ảnh là dạng quảng cáo phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay bởi khả năng hiển thị đúng nhận diện thương hiệu và Keyvisual. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp có thể thu hút thêm sự chú ý của nhiều khách hàng bằng các banner, hình ảnh được thiết kế sống động.

Dạng quảng cáo này có rất nhiều kích thước và hình dạng khác nhau từ các loại banner đơn giản hình vuông, hình chữ nhật đứng lớn cho đến các banner HTML5 chứa một số hoạt ảnh trong quảng cáo.

gdn dạng hình ảnh

Dạng GIF

GIF là từ viết tắt của cụm Graphics Interchange Format, tức là những bức ảnh động có công dụng tăng mức độ tương tác, tính cá nhân hóa, giải thích thông tin cũng như giảm đi sự buồn chán và thu hút sự chú ý của mọi người tốt hơn. Chính nhờ những lợi ích này mà dạng quảng cáo này ngày càng phổ biến và xuất hiện trên hầu khắp các trang mạng xã hội.

Dạng video và video kèm văn bản

So với các dạng quảng cáo trên thì dạng video và video kèm văn bản là hình thức quảng cáo phức tạp hơn và dễ bị cạnh tranh, tuy nhiên nó lại dễ thu hút và giúp người xem hiểu rõ hơn về nội dung cũng như thông điệp mà các nhà quảng cáo muốn truyền tải.

->Xem thêm: Từ Khóa Phủ Định Adwords: Hướng Dẫn Sử Dụng Từ Khóa Phủ Định Hiệu Quả

Ưu nhược điểm của GDN

Ưu điểm

GDN cho phép kết hợp hình ảnh sản phẩm, thương hiệu vào banner quảng cáo, nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng chính xác hơn, đồng thời tăng phạm vi quảng cáo đến nhiều đối tượng trên những nền tảng đa dạng.

Bên cạnh đó, chi phí quảng cáo theo hình thức này còn được đánh giá là phải chăng, có nhiều mức giá để doanh nghiệp lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Giúp doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng khách hàng chính xác hơn

Nhược điểm

Bất lợi đầu tiên khi sử dụng GDN là bạn không thể kiểm soát được trang web nào sẽ hiển thị Ads của mình. Dù Google luôn nổ lực phân tích và đặt Ads ở những trang web phù hợp nhất nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo chính xác.

Thứ hai là GDN không thể nhắm vào một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Với hình thức này thì quảng cáo của bạn sẽ hiển thị với tất cả mọi người, dù họ có muốn tìm hiểu về sản phẩm hay dịch vụ đó hay không. Ngoài ra, để chiến dịch quảng cáo GDN được đạt hiệu quả cao thì bạn cần phải đầu tư nguồn kinh phí khá lớn.

6 Lý do nên chọn quảng cáo GDN

Phạm vi tiếp cận người dùng rộng

Một trong những lợi thế lớn nhất khi sử dụng GDN chính là độ bao phủ rộng hay nói cách khác là phạm vi tiếp cận người dùng vô cùng rộng. Với hơn 2 triệu trang web đã đăng ký GDN, thì ADs của bạn sẽ có nhiều cơ hội để xuất hiện và được người dùng click vào hơn.

phạm vi tiếp cận người dùng rộng

GDN tiếp cận khách hàng tốt

Có thể nói Google Display Network sẽ giúp quảng cáo của doanh nghiệp tiếp cận nhiều người hơn khi dùng Google Ads thông thường. Bởi với Google Ads thông thường, Ads chỉ hiển thị khi người dùng truy cập vào trang Google để tìm kiếm một từ khóa nào đó. Còn khi dùng GDN thì nhiều đối tượng sẽ thấy được Ads của bạn kể cả khi họ không tìm kiếm gì thông qua công cụ Google.

Giảm bớt chi phí CPC

So với Google Search thì chi phí CPC trên GDN thường sẽ rẻ hơn mà mà vẫn đảm bảo nhắm được vào nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Vậy nên, Google Display Network là một sự lựa chọn thay thế lý tưởng dành cho những doanh nghiệp đang muốn tiết kiệm ngân sách.

giảm bớt chi phí cpc

Nhiều mức giá để chọn lựa

Hiện nay, quảng cáo GDN hỗ trợ các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo bằng cách triển khai nhiều phương pháp thanh toán linh hoạt như CPC (Cost per click), CPD (Cost per Duration),… trong đó được ưa chuộng nhất là cách thức trả phí là CPM (cost per mile).

CPM được đánh giá là cách thức có lợi hơn cho các nhà quảng cáo bởi chi phí sẽ được tính dự trên mỗi lần đạt 1000 view, thay vì phương thức trả phí cho mỗi lần click. Đây cũng là một cách để tăng ROI bằng Ads và tiết kiệm chi phí khá hiệu quả.

Ads hình ảnh

Nếu như Ads Search thường chỉ có hình thức quảng áo là chữ, văn bản thường thì ở GDN, bạn có thể dùng hình ảnh để tăng thêm sự tương tác với người dùng. Không chỉ vậy, bạn còn có thể chọn các loại ảnh động để Ads đạt hiệu quả tốt hơn.

Có thể điều chỉnh thông điệp để phù hợp với đối tượng và thời điểm tiếp cận

Một lợi ích khác khi sử dụng GDN chính là bạn có thể tự điều chỉnh thông điệp một cách linh hoạt, sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng khu vực hay thậm chí là thời điểm tiếp cận khách hàng. Nhờ vậy chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Remarketing Ads

Lợi ích cuối cùng và cũng là tính năng mạnh nhất của GDN chính là Remarketing Ads hay còn gọi là quảng cáo bám đuôi. Với sức mạnh của loại hình quảng cáo bám đuôi này, bạn sẽ có thể tạo ra được một chiến dịch mới với nhóm đối tượng đã từng ghé thăm trang web của mình.

remarketing ads

Cách thức này không chỉ rẻ mà còn có thể giúp lấy lại lượng Lead đã mất và đồng thời khiến cho tỷ lệ chuyển đổi tăng lên. Bởi lẽ, khi sản phẩm của bạn không ngừng hiển thị trước mắt người dùng mỗi khi họ đang lướt web, họ sẽ dần dần bị thu hút, thuyết phục và chuyển đổi sau đó.

->Xem thêm: CPM Là GÌ? Nên Chọn CPM Hay CPC Cho Digital Marketing

3 Loại chiến dịch hiển thị GDN

Chiến dịch hiển thị chuẩn

Chiến dịch hiển thị chuẩn là một trong ba loại chiến dịch hiển thị của GDN. Đây được xem là dạng chiến dịch hiển thị cơ bản nhất của Google Display Network. Với chiến dịch này, bạn có toàn quyền kiểm soát nhóm đối tượng mà bạn đang muốn hướng đến. Vậy nên, khi bạn đã xác định được chính xác nhóm khách hàng của mình là ai và bạn muốn truyền tải những nội dùng gì đến họ thì đây chắc chắn sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn cả.

Chiến dịch hiển thị thông minh

Chiến dịch hiển thị thông minh là loại chiến dịch cho phép hiển thị quảng cáo trên mạng hiển thị của Google ở nhiều định dạng khác nhau để có thể tiếp cận thêm nhiều mục tiêu và đối tượng khác nhau mà không cần phải tạo lại nội dung hoặc chiến lược giá thầu cho từng nhóm.

chiến dịch hiển thị thông minh

Tuy nhiên, với chiến dịch hiển thị thông minh, bạn sẽ có ít thời gian hơn để tạo nội dung cũng như kiểm tra các kết hợp nội dung, bởi Google sẽ thử nghiệm và tối ưu hóa định dạng tự động đối với các quảng cáo cho bạn.

Chiến dịch hiển thị quảng cáo trong Gmail

Chiến dịch hiển thị quảng cáo trong Gmail hay còn gọi là quảng cáo được Gmail tài trợ là những quảng cáo có trả tiền mỗi khi nhà quảng cáo có thể phân phát quảng cáo đến hộp thư đến hoặc trong tab xã hội trong mail của các khách hàng tiềm năng. Việc này giúp cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách cụ thể hơn.

->Xem thêm: Các Phương Thức Thanh Toán Google Ads Nhanh Chóng, Đơn Giản Mới 2023

Thiết lập chiến dịch GDN

Bước 1: Bắt đầu tạo chiến dịch

Để bắt đầu tạo một chiến dịch quảng cáo GDN, bạn hãy chọn mục “Chiến dịch” rồi chọn tiếp “Chiến dịch mới”.

Bước 2: Lựa chọn mục tiêu

Trước khi bắt đầu một chiến dịch mới, Google sẽ hỏi “Mục tiêu quảng cáo của bạn là gì?” Và bạn có thể lựa chọn những loại mục tiêu như Doanh số, Khách hàng tiềm năng, Lưu lượng truy cập trang web (traffic), Sự cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm, Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận, Quảng bá ứng dụng,.

chọn mục tiêu quảng cáo

Theo đó, với mỗi mục tiêu, Google sẽ đề xuất một số tùy chọn phù hợp cho từng chiến dịch khác nhau. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp chọn mục tiêu là tăng lưu lượng truy cập trang web thì Google sẽ đề xuất các loại chiến dịch khác nhau như Mua sắm, Tìm kiếm, Video, Hiển thị,… để bạn lựa chọn.

Bước 3: Chọn loại chiến dịch phụ

Tuy gọi là chiến dịch phụ nhưng cũng cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi chọn vì bạn không thể thay đổi nội dung này. Và có ba chiến dịch dành cho bạn là chiến dịch hiển thị chuẩn, chiến dịch hiển thị thông minh và chiến dịch quảng cáo gmail.

Bước 4: Nhập các thông tin cho chiến dịch

Bất kỳ một chiến dịch quảng cáo nào đều phải được cập nhập các thông tin cơ bản, đặc biệt là các nội dung như:

  • Tên của chiến dịch: Việc đặt tên này tuy không quá quan trọng nhưng bạn không nên đặt những cái tên quá chung chung mà hãy đặt một cái tên rõ ràng. Điều này sẽ giúp cho tài khoản của bạn được sắp xếp khoa học hơn.
  • Địa điểm: Địa điểm xuất hiện là một thông tin mà bạn không nên bỏ qua, bởi lẽ Google sẽ mặc định đặt phạm vi tiếp cận của chiến dịch là toàn bộ lãnh thổ của quốc gia. Nhưng bạn vẫn có thể tự thay đổi địa điểm quảng cáo đến một hoặc nhiều khu vực nhất định.
  • Ngôn ngữ: tương tự như địa điểm hiển thị quảng cáo thì bạn cũng có quyền tự đặt ngôn ngữ. Google sẽ xác định ngôn ngữ của người dùng dựa trên những thông tin trong phần cài đặt của họ hoặc ngôn ngữ của trang web mà họ đang truy cập.
  • Đặt giá thầu: Các gói giá thầu sẽ được Googl đề xuất trên mục tiêu của từng chiến dịch nhưng bạn vẫn có thể tự chỉnh mục tiêu đặt giá thầu cho phù hợp.

Ngoài ra còn một số thông tin khác như ngân sách, ngày bắt đầu và kết thúc của chiến dịch, lịch quảng cáo, …

Bước 5: Cấu trúc và đặt tên cho các nhóm quảng cáo

Bước tiếp theo là tạo các nhóm quảng cáo cho chiến dịch đẻ có thể nhắm đến các mục tiêu chính xác hơn. Tên của các nhóm quảng cáo cũng nên được đặt cụ thể tương tự như tên chiến dịch. Có như vậy bạn mới có thể phân biệt dễ dàng các nhóm quảng cáo với nhau.

Bước 6: Thiết lập nhắm mục tiêu

Nhắm mục tiêu là một bước quan trọng không thể bỏ qua của quảng cáo trực tuyến. Nhắm mục tiêu gồm hai dạng là theo đối tượng và theo nội dung. Việc nhắm mục tiêu này không chỉ giúp tìm thấy đúng đối tượng mà còn đúng địa điểm và thời điểm, nhờ đó góp phần tạo nên sự thành công cho các thông điệp quảng cáo của bạn.

Bước 7: Tạo chiến dịch quảng cáo GDN hiệu quả

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, bạn nhấn vào chọn “Tạo chiến dịch” và “Tải lên quảng cáo hiển thị hình ảnh” rồi tải các mẫu thiết kế đã chuẩn bị trước đó. Cuối cùng là bắt đầu theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo này để có những điều chỉnh cho phù hợp.

tạo chiến dịch quảng cáo gdn

->Xem thêm: Tài Khoản Invoice Là Gì? Lợi Ích Tài Khoản Invoice Khi Chạy Quảng Cáo

Các câu hỏi thường gặp về Google Display Network

1. Tại sao doanh nghiệp lớn thường sử dụng GDN?

GDN là gì và tại sao doanh nghiệp lớn thường dùng GDN? Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng GDN bởi mục đính chủ yếu của GDN là giúp doanh nghiệp tăng độ phủ về thương hiệu cũng như hỗ trợ quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Với một mạng lưới website và apps có trong GDN cực lớn thì chắc chắn quảng cáo của họ sẽ có thể tiếp cận được với đông đảo người dùng.

Thêm vào đó GDN lại cung cấp những hình ảnh, banner động, video nổi bật giúp thu hút sự chú ý của khách hàng tốt hơn. Đặc biệt, GDN còn giúp phân phối quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó tránh lãng phí ngân sách.

tại sao doanh nghiệp thường sử dụng gdn

2. GDN có thực sự hiệu quả không?

Có thể nói, GDN được đánh giá là một hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp nhất hiện nay. GDN không chỉ phân phối quảng cáo đến đúng đối tượng mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. Thêm vào đó GDN còn cung cấp hình thức quảng cáo lại giúp tăng tỉ lệ chốt hàng tại các cửa hàng. Đây là những ưu điểm nổi bật mà các hình thức quảng cáo truyền thống khác không thể làm được.

3. Cần lưu ý gì với GDN?

Tách riêng ngân sách của quảng cáo GDN với quảng cáo Ads Search

Lưu ý đầu tiên khi áp dụng GDN chính là bạn phải tách riêng biệt hai khoảng ngân sách dùng cho quảng cáo GDN và quảng cáo Ads Search. Bởi lẽ nhiều người thường kết hợp triển khai cùng một lúc hai loại quảng cáo này. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có cách thức hoạt động khác nhau. Do đó, bạn cần tách bạch hai khoản chi phí để nhận biết được tỉ lệ chuyển đổi từ hình thức nào tốt hơn để điều chỉnh cho phù hợp, tránh việc lãng phí ngân sách.

tách ngân sách gdn với ads search

Không nên xếp quá nhiều lựa chọn trong một chiến dịch quảng cáo GDN

Khi bắt đầu một chiến dịch quảng cáo GDN cụ thể, nhiều nhà quảng cáo thường có xu hướng chọn quá nhiều mục tiêu như chủ đề, vị trí, sở thích,… Tuy nhiên thực tế thì điều này sẽ khiến việc xác định nhóm khách tiềm năng gặp khó khăn và làm giảm khả năng tiếp cận của quảng cáo.

Đồng thời, bạn cũng khó theo dõi, kiểm tra số liệu và quản lý chiến dịch. Vậy nên, bạn hãy chia nhỏ ra từng mục tiêu để thực hiện lần lượt nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

Không nên chi nhiều ngân sách cho quảng cáo GDN trên mobile app

Hiện nay, hầu hết các nền tảng game trên app di động đều yêu cầu người chơi phải xem hết quảng cáo hoặc xem trong thời lượng nhất định thì mới có thể tiếp tục trò chơi. Vì thế nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các nền tảng này với mong muốn sẽ giúp quảng cáo tiếp cận được nhiều người hơn. Tuy nhiên, việc này thực sự không hề mang lại hiệu quả quá cao vì đối tượng chơi game chủ yếu là trẻ em và thanh niên nên họ sẽ không quá quan tâm đến những quảng cáo này.

Tóm lại, Google Display Network đã và đang đã trở thành một bước ngoặc lớn trong nền công nghiệp quảng cáo trên toàn thế giới. Hình thức này không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn mà còn hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình với một mức giá phải chăng, tiết kiệm. Mona Media hy vong thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về GDN là gì, cũng như cách thức để thiết lập GDN, từ đó đưa ra phương án phù hợp cho doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất!

->Xem thêm: CPE Là Gì? Cách Đo Lường Và Tối Ưu Chỉ Số CPE Marketing

Bài viết GDN Là Gì? Cách Chạy Quảng Cáo Google Display Network Hiệu Quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mona Media.



from Mona Media
via Mona Media

Không có nhận xét nào

Bài đăng phổ biến