Breaking News

Tháp nhu cầu Maslow ứng dụng trong Marketing như thế nào?

Tháp nhu cầu Maslow được nhà tâm lý học Abraham Maslow nghiên cứu dựa trên các yêu tố về tâm lý, nhu cầu của con người. Thuyết Maslow này có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong các chiến lược kinh doanh, marketing, giáo dục… Mỗi bậc trong tháp nhu cầu Maslow là một nhu cầu khác nhau của con người. Các tầng của tháp Maslow được thể hiện theo mô hình kim tự tháp, nhu cầu của con người sẽ tăng cao từ dưới lên trên. Trong bài viết này, tìm hiểu về tháp nhu cầu Maslow và những ứng dụng của nó trong ngành Marketing với Mona Media nhé!

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow có tên tiếng Anh đầy đủ là Maslow’s hierarchy of needs. Có thể xem đây như là một lý thuyết động lực trong tâm lý học được tạo ra từ việc nghiên cứu thực tế nhu cầu của con người. Maslow’s hierarchy of needs phát triển như mô hình kim tự tháp và chia làm 5 tầng:

  • Physiological: Các nhu cầu sinh lý của cơ thể.
  • Safety: Nhu cầu về sự an toàn.
  • Love/belonging: Nhu cầu về các mối quan hệ xã hội.
  • Esteem: Nhu cầu được kính trọng, địa vị, danh tiếng.
  • Self – actualization: Nhu cầu được thể hiện bản thân.
tháp maslow

Nhu cầu của con người sẽ đi từ đáy đến tháp đỉnh từ Physiological đến Self – actualization. Các nhu cầu cơ bản được đáp ứng thì con người sẽ hướng đến nhu cầu cao hơn.

  • Physiologicalsafety được chia làm nhóm 1. Đây là nhu cầu về sinh lý và sự an toàn. Tất cả mọi người đều cần nhu cầu này đầu tiên. Tiền ăn, nhà, xăng xe, công việc ổn định là những tiêu chí của nhóm 1.
  • Love/belongingEsteem được liệt vào nhóm 2. Khi có nhu cầu cơ bản con người sẽ tiến đến các mối quan hệ xã hội cao hơn và mong muốn về địa vị, danh tiếng. Họ sẽ mở rộng các mối quan hệ trong cuộc sống. Đây chính là tiêu chí của nhóm 2.
  • Nhu cầu thể hiện bản thân Self – actualization là nhóm 3. Đạt được các tiêu chí của nhóm 1 và 2 thì con người sẽ tiếp tục mong muốn thăng tiến. Họ mong muốn địa vị cao hơn nữa và được tỏa sáng về danh tiếng. Đặc biệt là có sự kính trọng cao của nhiều người.

Nhu cầu cơ bản của con người theo góc nhìn của Maslow

Năm 1943, Abraham Maslow đã đưa ra các đánh giá tâm lý của con người dựa trên sự hiểu biết của ông thông qua thuyết về tâm lý học. Tháp Maslow được ông dùng để mô tả vào các giai đoạn tăng trưởng và phát triển của con người. Sau đó ông tiến hành nghiên cứu hành vi, động lực và nhu cầu của người người để tạo nên các tầng khác nhau của nhu cầu sống.

Ông đã dùng các thuật ngữ như “sinh lý”, “an toàn”, “thuộc về tình yêu” và “nhu cầu xã hội” hoặc “lòng tự trọng” và “tự thể hiện” để mô tả về sự phát triển của một con người. Khi đạt được một giai đoạn nào đó về nhu cầu sống thì sẽ tạo động lực để hình thành nhu cầu cho các tầng cao hơn.

Abraham Maslow đã chia nhu cầu của con người thành nhu cầu cơ bản và nhu cầu nâng cao. Nhu cầu cơ bản của con người dựa trên các yếu tố như: Nhu cầu về sinh lý, nhu cầu về sự an toàn, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu về sức khỏe. Khi thiếu các nền tảng cơ bản này thì khó để tập trung vào các nhu cầu cao hơn.

Tìm hiểu chi tiết 5 nhu cầu cơ bản trong tháp Maslow

Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết 5 nhu cầu của tháp Maslow để bạn hiểu thêm về tháp nhu cầu này. Khi hiểu sẽ dễ dàng phân tích và ứng dụng vào các chiến lược Marketing của mình hơn.

Nhu cầu Physiological Needs

Muốn sống và tồn tại để hướng đến những nhu cầu cao hơn thì buộc con người phải có đủ về nhu cầu này. Ăn uống, nhà ở, hoạt động thể chất… được đáp ứng đầy đủ. Khi nhu cầu cá nhân được đáp ứng đủ con người sẽ tiến lên các bậc tiếp theo của tháp Maslow.

Chẳng hạn thu nhập bạn quá thấp bạn sẽ không đủ sinh hoạt phí hàng ngày. Điều này sẽ khiến thể trạng không tốt, công việc hàng ngày cũng không thể tràn năng lượng để có nhiều ý tưởng tốt.

physiological needs

Physiological Needs là nhu cầu cơ bản nhất của con người cần được đáp ứng. Chỉ đạt được mốc này con người sẽ tiến lên tầng tháp tiếp theo là nhu cầu về sự an toàn Safety Needs.

Nhu cầu Safety Needs

Sức khỏe tốt, tài chính vững vàng, không bệnh lý nặng và an toàn đến tính mạng. Con người có thể ăn ngon mặc đẹp, có thể trạng tốt và không có rủi ro về tài chính, sức khỏe trong tương lai.

Khi thể chất và tinh thần bền vững thì con người chắc chắn sẽ tiến lên tầng tiếp theo của tháp nhu cầu là mở rộng các mối quan hệ.

Nhu cầu Love/Belonging Needs

Mở rộng tình bạn, tình yêu, tham gia các câu lạc bộ nếu họ là sinh viên. Mở rộng các mối quan hệ ngoại giao, hợp tác nếu họ là doanh nhân. Mỗi người sẽ có một cách để tăng nhu cầu Love/Belonging Needs xét theo công việc và địa vị hiện tại của họ.

nhu cầu thứ 3

Nhu cầu Esteem Needs

Là cấp độ thứ tư và là một trong những cấp độ quan trọng trong hệ thống phân cấp của Maslow. Khi con người đã mở rộng được các mối quan hệ thì họ sẽ rất cần được thể hiện bản thân thông qua sự tôn trọng hoặc danh tiếng của mình. Đặc biệt là điều này rất quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay.

Nhu cầu Esteem Needs sẽ bao gồm giá trị bản thân, sự thành đạt và sự tôn trọng và được chia thành 2 loại như sau:

  • Lòng tự trọng đối với bản thân dựa trên các yếu tố về phẩm giá và thành tích cũng như các khả năng làm chủ, độc lập.
  • Esteem Needs thể hiện rõ qua nhu cầu mong muốn về danh tiếng hoặc sự tôn trọng từ người khác về địa vị và sự uy tín của mình.

Nhu cầu Self – Actualization Needs

Nhu cầu Self – Actualization Needs hay còn gọi là nhu cầu được thể hiện bản thân. Đây là nhu cầu cao nhất của 1 người. Mức độ về hoàn thiện bản thân và trải nghiệm các đỉnh cao của cuộc sống và phấn đấu để trở thành phiên bản hoàn hảo nhất ở mọi phương diện địa vị, tiêu dùng, bản thân… Hình ảnh của bản thân và các lĩnh vực mới họ đều mong muốn được khám phá và nâng cao những sáng chế của bản thân nhiều hơn nữa.

khẳng định bản thân

Tìm hiểu lý thuyết tháp nhu cầu Maslow mở rộng

Ngoài các nhu cầu được nghiên cứu ở tháp Maslow thì nhu cầu này còn được mở rộng với 3 cấp độ khác. Cụ thể

Cấp độ 5: Nhu cầu về nhận thức

Con người sẽ có các nhu cầu về học hỏi và bổ sung kiến thức mới. Dựa trên nền tảng đã vững chắc, con người cũng có nhiều tò mò và hiểu biết lớn lao hơn về thế giới ở nhiều phương diện và khía cạnh khác nhau.

Cấp độ 6: Nhu cầu thẩm mỹ

Vẻ đẹp hình thức được con người chú trọng hơn sau khi đã đạt đến được các mong muốn ở tháp Maslow cơ bản. Lúc này, con người sẽ hướng đến những sản phẩm có giá trị về thương hiệu, xu hướng thời trang để thăng hạng về vẻ đẹp bên ngoài.

Cấp độ 8: Nhu cầu về tâm linh

Khi đã đạt hết các nhu cầu của tháp Maslow thì còn người sẽ được thúc đẩy bởi các giá trị vượt ra ngoài bản thân. Lúc này các trực giác siêu nhiên của con người cũng được đánh thức. Các vấn đề xoay quanh lòng vị tha, hòa hợp bác ái cũng được quan tâm nhiều hơn. Con người đã đạt đến các nhu cầu về tháp Maslow mở rộng sẽ luôn muốn mình tỏa ra những nguồn năng lượng tích cực và có thể giúp ích cho nhiều người.

Ưu, nhược điểm của mô hình tháp Maslow

Mô hình tháp nhu cầu Maslow cũng có những ưu và nhược điểm khi ứng dụng vào thực tế. Cụ thể:

  • Ưu điểm của mô hình này là hỗ trợ nghiên cứu hành vi và nhu cầu của con người. Các dịch vụ và sản phẩm có thể dựa vào nhu cầu về giá trị con người, mục tiêu mong muốn của người dùng trong cuộc sống để tạo nên những chính sách quảng cáo và bán hàng hiệu quả.
  • Nhược điểm của nhu cầu của Maslow là nghiên cứu một cách khái quát nên không thể đúng với tất cả mọi người dùng. Mô hình này ràng buộc quá nhiều về văn hóa và giá trị xã hội nên việc sắp xếp thứ tự nhu cầu khác nhau. Đặc biệt là những nhu cầu này nghiên cứu dựa trên văn hóa của người phương Tây nên có thể không thích hợp với người phương Đông.

Các ứng dụng của mô hình tháp nhu cầu Maslow trong thực tế​

Tháp nhu cầu của Maslow mang đến một sự tác động lớn khi nghiên cứu nhu cầu của con người. Nhu cầu Maslow đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Chẳng hạn như:

Trong Marketing

Tháp nhu cầu Maslow được dùng để nghiên cứu thị trường, xác định phân khúc khách hàng và chân dung của khách hàng. Từ đó có thể phán đoán được hành vi và nhu cầu của khách hàng để tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng cũng như đưa ra các thông điệp phù hợp giúp tăng trưởng doanh số bán hàng và lan tỏa thương hiệu tốt nhất.

Vận dụng trong quản trị

Trong lĩnh vực quản trị thì các Leader, giám đốc… có thể thông qua tháp nhu cầu Maslow để đưa ra các chiến lược về lương, môi trường làm việc hoặc nắm rõ nhu cầu và tâm lý của nhân viên để đưa ra các đàm phán thích hợp. Khi nắm rõ được nhu cầu này thì các nhà quản trị sẽ đầu tư tốt vào niềm hạnh phúc của nhân viên để thúc đẩy động lực và hành vi làm việc của nhân viên tốt hơn.

Trong giáo dục

Tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp ngành giáo dục đánh giá được nhu cầu học tập để đưa ra các giai đoạn giáo dục hoặc các giáo án, giáo trình phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau. Các nhà giáo dục tâm lý cũng sẽ nghiên cứu được các nhu cầu của học sinh và hành vi của học sinh để điều hướng tâm lý, động lực học của trẻ tốt hơn. Chẳng hạn như: 

  • Nhu cầu thiết yếu của con cái. Cha mẹ cần dạy con những khả năng tự lập và sinh tồn cơ bản để không ỷ lại trước gia đình và có lập trường để hình thành trách nhiệm với cuộc sống khi lớn lên.
  • Các nhu cầu được an toàn của bản thân và biết cách tự phòng vệ, bảo vệ cho bản thân.
  • Nhu cầu hòa hợp để phát triển các mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội để trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện.
  • Những nhu cầu được tôn trọng đến bản thân của mình cũng như tôn trọng và bảo vệ những người thân, bạn bè của mình trong cuộc sống.
  • Nhu cầu thể hiện bản thân để trẻ khi tự lập, ý thức được nhu cầu của cuộc sống sẽ có những thành tựu tốt.

Trong tình yêu

Một mô hình Maslow cũng được ứng dụng vào các mối quan hệ của tình yêu và hôn nhân. Chẳng hạn như:

  • Nhu cầu sinh học trong việc đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý của bạn đời để thăng hoa trong tình yêu. Đây chính là cách nâng cao chất lượng cuộc sống trong hôn nhân.
  • Nhu cầu an toàn thông qua việc thể hiện sự tôn trọng với đối phương để họ luôn có cảm giác an toàn khi ở cạnh chồng/vợ/người yêu. Đạt được nhu cầu này sẽ mang lại cảm giác về một lối sống lành mạnh và an tâm cho 2 người đang trong mối quan hệ yêu đương, hôn nhân.
  • Các nhu cầu xã hội và những mối quan hệ xoay quanh cuộc sống hôn nhân, tình yêu. Một nửa còn lại luôn có bạn bè, người thân và đồng nghiệp nên cần được tôn trọng cũng như tạo điều kiện để mở rộng các nhu cầu về xã hội.
  • Nhu cầu được tôn trọng thông qua việc chia sẻ, thấu hiểu và giải quyết những mâu thuẫn, quan điểm trong tình yêu và hôn nhân dựa trên sự công bằng, không phân biệt giới tính.
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân thông qua việc chinh phục đối phương. Hãy công nhận những thay đổi và động viên tinh thần cho bạn đời. Nếu có góp ý để thay đổi cũng cần phải có sự chia sẻ một cách tinh tế.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Trong thời đại công nghệ số khi tất cả các doanh nghiệp đều đang nghiên cứu thị trường, khách hàng tiềm năng để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp, tháp nhu cầu Maslow là kim chỉ nam để hành động quảng bá truyền thông.

Thông qua tháp nhu cầu Maslow các doanh nghiệp có thể nắm rõ nhu cầu của khách hàng tiềm năng để hiểu rõ về hành vi, mong muốn của khách hàng và đưa ra các các giải pháp tiếp thị, tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Nghiên cứu hành vi của khách hàng và mong muốn của người tiêu dùng chính là cách mang đến cơ hội thành công cao cho doanh nghiệp.

Khách hàng khi được mang đến các quảng bá về sản phẩm/dịch vụ phù hợp với mong muốn của mình luôn có sự thích thú và tạo được sức hút, kích thích hành vi mua sắm hơn. Nếu là doanh nghiệp đang chạy theo sự thay đổi của công nghệ số, muốn phát triển mạnh trong kỷ nguyên internet thì có thể dùng tháp nhu cầu của maslow cho các chiến lược marketing của mình. Chẳng hạn như:

  • Định vị phân khúc khách hàng để đưa ra các chiến lược quảng cáo, slogan, thời điểm truyền thông và phân khúc sản phẩm phù hợp.
  • Xây dựng Persona để có thể nhận thức tốt khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu của mình là ai.
  • Tiến hành nghiên cứu đúng nhu cầu khách hàng để truyền tải thông điệp cùng tần số với nhu cầu của người dùng. Điều này có thể tăng khả năng tiếp cận và thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng tốt hơn…

Tầm quan trọng của tháp Maslow trong Marketing

tháp nhu cầu maslow

Tháp nhu cầu Maslow không chỉ dùng để nghiên cứu tâm lý của con người mà còn dùng trong marketing. Đơn vị nào nghiên cứu và sử dụng tốt Maslow’s hierarchy of needs sẽ mang về cho mình cơ hội chiến thắng cao hơn. Họ sẽ phân tích được khách hàng, hiểu rõ hành vi của khách hàng để chia phân khúc và có những thông điệp quảng cáo kích thích khách hàng của mình.

Tham khảo thêm: Cách tìm hiểu hành trình khách hàng

Với tháp nhu cầu Maslow bạn sẽ nhận được những lợi ích như:

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Customer insight hay còn gọi với cái tên là chân dung khách hàng mục tiêu sẽ được thông qua tháp nhu cầu Maslow để xác định chính xác nhất. Để có được một chiến lược tiếp thị hoàn hảo thì họ cần phải hiểu được insight khách hàng để có thể xây dựng hình ảnh, video và các thông điệp nhằm hướng đến các khách hàng mục tiêu. Khi nhắm đúng nhu cầu, có cùng tần số thì mới dễ tạo nên được sự hấp dẫn.

2. Định vị phân khúc khách hàng

Tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp các chiến lược gia định vị phân khúc khách hàng của mình thuộc nhóm đối tượng nào. Từ phân khúc khách hàng để nghiên cứu tốt về nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ, các nhu cầu trong cuộc sống để định giá sản phẩm, nội dung và chiến lược quảng cáo. Thông qua nháp nhu cầu của Maslow sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu giúp cho việc kinh doanh sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi và có doanh thu tốt hơn.

Tham khảo thêm: Giải pháp giúp doanh nghiệp phân khúc khách hàng

3. Nghiên cứu hành vi khách hàng để truyền tải đúng thông điệp

Thông qua tháp nhu cầu của Maslow có thể thấy được mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những nhu cầu khác nhau. Khi nghiên cứu hành vi khách hàng, nhu cầu mua sắm và tận hưởng cuộc sống, địa vị xã hội… sẽ giúp các chiến lược gia lên các kế hoạch để truyền tải thông điệp phù hợp với khách hàng. Điều này sẽ giúp đánh vào tâm lý khách hàng tốt hơn, thu hút được sự quan tâm của khách hàng và dễ dàng kích thích chuyển đổi hành động mua sắm cao hơn.

Tham khảo: CTA là gì? Cách viết thời kêu gọi hành động mua sắm

Chẳng hạn như trong ngành ô tô:

  • Thị trường ô tô tầm trung sẽ phù hợp với những khách hàng đang ở tầng 2 của tháp Maslow.
  • Những người ở tầng 3 và 4 thì sẽ có nhu cầu sử dụng các dòng ô tô cao cấp.
  • Khách hàng ở tầng cao nhất Self – Actualization Needs thì nhu cầu về ô tô sẽ hướng đến các phiên bản giới hạn, các dòng cao cấp đang có trên thị trường đến từ các thương hiệu nổi tiếng.

4 cấp bậc của tháp Maslow được áp dụng trong marketing

Nhu cầu sinh lý ✅Chi tiêu cơ bản
Nhu cầu an toàn ✅Chi tiêu tầm trung
Nhu cầu xã hội ✅Chi tiêu mở rộng
Nhu cầu được tôn trọng ✅Chi tiêu mạnh tay

Các chiến dịch Marketing quan trọng của doanh nghiệp sẽ dựa vào kim tự tháp Maslow để phân tích tình hình. Dưới đây là 4 cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng vào Marketing:

Nhu cầu sinh lý

Dựa vào yếu tố này để mở nhà hàng phù hợp với từng đối tượng. Nhà hàng cho sinh viên, nhân viên văn phòng, giới thượng lưu… Lúc này nhu cầu cơ bản của con người là những món ăn thật ngon, đa dạng và có giá thành thích hợp.

Con người lúc này chỉ cần thỏa mãn nhu cầu về thời trang cơ bản. Các dòng xe cơ bản và các hạng mục nhà ở tầm trung. Các chuyên viên Marketing khi đưa ra một sản phẩm, dịch vụ sẽ thông qua tháp Maslow này để chọn phân khúc khách hàng và niêm yết mức giá thích hợp.

Nhu cầu an toàn

nhu cầu an toàn

Tài chính an toàn, sức khỏe ổn định, nhà đẹp là những đối tượng thuộc tầng tháp Maslow này. Nhắm vào đối tượng này giới marketing sẽ quảng cáo bảo hiểm xã hội, dịch vụ y tế. Đây cũng là những đối tượng chi tiêu ở mức tầm trung nên các dịch vụ dành cho họ cũng sẽ ở mức cao hơn. Xe tầm trung, bất động sản ở những nơi trung tâm, thời trang cao cấp, nhà hàng sang trọng… Ở tầng này con người sẽ bắt đầu đánh giá nhiều về chất lượng dịch vụ nên cần nâng cấp dịch vụ từ phục vụ cho đến chất lượng sản phẩm.

Nhu cầu xã hội

Ở tầng nhu cầu xã hội của tháp Maslow con người sẽ muốn tạo nên một thế giới tiện nghi của riêng mình. Phân khúc khách hàng nằm ở vị trí này sẽ cần mở rộng các dịch vụ thể thao, giải trí. Họ cần các dịch vụ hoàn hảo để tận hưởng cuộc sống và thể hiện đẳng cấp của bản thân.

Nhu cầu được tôn trọng

Đây là tầng cấp của giới thượng lưu, người có địa vị cao trong xã hội. Các dịch vụ dành cho phân khúc khách hàng này đều độc đáo, độc quyền và được phục vụ một cách tốt nhất. Họ là thượng đế, là khách VIP.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh hướng đến đối tượng khách hàng này thì phải tìm cách để sản phẩm và dịch vụ của mình có thể làm khách hàng tỏa sáng, thể hiện đẳng cấp, địa vị và sự giàu có của họ.

Lưu ý khi dùng tháp nhu cầu Maslow

lưu ý khi ứng dụng tháp nhu cầu maslow

Không nên rập khuôn để áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào một người. Bởi những nhu cầu này không nhất định phải tăng theo cấp bậc cũng như có thể tăng lên khi chỉ mới đáp ứng được các nhu cầu cơ bản. Khi áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào marketing, các marketer nên chú trọng một số vấn đề như:

1. Nhu cầu không phải lúc nào cũng tuân thủ theo cấp bậc

Tháp nhu cầu Maslow trong Marketing không phải lúc nào cũng tuân thủ theo cấp bậc. Bạn phải nghiên cứu nhiều hơn về khách hàng của mình và nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của họ. Đặc biệt tháp nhu cầu Maslow này không phải trường hợp nào áp dụng cũng đúng hoàn toàn.

Ví dụ: Con người đang ở cấp độ 1 với các nhu cầu sinh lý cơ bản nhưng họ có thể chi một số tiền rất lớn vào các bảo hiểm vì quan trọng đến tính mạng. Hoặc một người đã ở giới thượng lưu nhưng không thích hào nhoáng mà chú trọng đến những sản phẩm/dịch vụ có công năng tốt…

2. Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng

Không phải lúc nào con người cũng cần đáp ứng đủ các tiêu chí trong tháp Maslow. Ngoài tháp nhu cầu Maslow nên kết hợp với tình hình xã hội, diễn biến thị trường và đối thủ cạnh tranh. Maslow’s hierarchy of needs khi cùng với các phân tích khác sẽ giúp bạn đưa ra những kế hoạch hoàn hảo hơn.

Tham khảo: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh bạn nên biết

3. Không phải cứ đáp ứng 100% nhu cầu cũ thì nhu cầu mới mới xuất hiện

Không phải cứ đáp ứng đủ 100% nhu cầu của một tháp nhu cầu thì nhu cầu của con người mới tăng lên tháp tiếp theo. Chỉ cần đáp ứng được các nhu cầu cơ bản trong một tháp nhu cầu thì con người sẽ có mong muốn đến các tầm cao mới của những tháp nhu cầu tiếp theo.

Không phải lúc nào con người cũng cần đáp ứng đủ các tiêu chí trong tháp Maslow. Ngoài tháp nhu cầu Maslow nên kết hợp với tình hình xã hội, diễn biến thị trường và đối thủ cạnh tranh. Khi ứng dụng nó cùng với các phân tích khác sẽ giúp bạn đưa ra những kế hoạch hoàn hảo hơn. Bạn có thể kết hợp thêm SEO website để tăng thứ hạng, lan tỏa thương hiệu bằng sampling… Hoặc sử dụng các công cụ phân tích thị trường, đối thủ. Chúc các bạn có những chiến lược marketing hoàn hảo từ việc phân tích và ứng dụng tháp Maslow.

Tham khảo: Tìm hiểu về khái niệm nhu cầu thị trường

Câu hỏi thường gặp

Tháp nhu cầu Maslow được vận dụng rất nhiều vào các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, công việc. Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp để bạn hiểu thêm về tháp nhu cầu Maslow trước khi dùng tháp nhu cầu này để nghiên cứu thị trường, khách hàng hoặc ứng dụng vào các dự án phân tích tâm lý, quản lý nhân sự, marketing…

Tại sao tháp nhu cầu của Maslow lại quan trọng?

Những lý thuyết về hành động của con người, nhu cầu và tâm lý, mong muốn đều được nghiên cứu từ năm 1943 và cho đến thời điểm hiện tại vẫn được mở rộng nghiên cứu và vẫn đúng đắn. Khi áp dụng tháp nhu cầu Maslow sẽ lấy con người làm trung tâm và đưa ra những chiến lược có cơ hội thành công cao hơn.

Có phải nhu cầu nào cũng chỉ áp dụng 1 mức cụ thể trên thang Maslow?

  • Các nhu cầu này hoàn toàn có thể tồn tại song song hoặc có thể tiến thẳng lên các tầng cao hơn của tháp Maslow dựa vào các yếu tố ngoại cảnh, sự kiện hoặc một vài biến cố nào đó xảy ra bất ngờ trong cuộc sống.
  • Chẳng hạn như các chiến sĩ, quân nhân trong quận đội Việt Nam vì bảo vệ tổ quốc, cống hiến vì đặc thù của công việc có thể bỏ qua tầng 1 mà đến thẳng tầng 4.
  • Hoặc chẳng hạn như những người đang vướng vào nợ nần, ly hôn hoặc biến cố của cuộc sống có thể sẽ không cần đến các nhu cầu sống. Nó tóm lại, các tầng nhu cầu của Maslow có thể được đi từ cấp độ 1 đến cấp độ 4 hoặc có thể bỏ qua một số tầng, chúng cũng có thể tồn tại song song nhiều nhu cầu ở các tầng Maslow cùng một lúc.

Làm thế nào để có thể áp dụng mô hình tháp nhu cầu của Maslow hiệu quả nhất?

Để có thể ứng dụng tháp nhu cầu Maslow vào trong các chiến lược một cách hiệu quả nhất. Người dùng nên chú trọng đến các vấn đề như:

  • Nắm rõ các yếu tố, thang nhu cầu trong tháp Maslow.
  • Các nhu cầu này không nhất thiết phải theo thứ tự từ 1 đến 6 nên không cần “rập khuôn” như tháp Maslow và có thể mở rộng với các nhu cầu về nhận thức, thẩm mỹ, tâm linh.
  • Nhu cầu của con người không phải lúc nào cũng tăng như tháp nhu cầu của Maslow nên cần nghiên cứu thị trường, chân dung khách hàng, đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược cụ thể và thích hợp.
  • Nhu cầu của các tầng tháp Maslow không nhất thiết phải đáp ứng tất cả mới phát triển và tăng cấp lên các nhu cầu mới. Các nhu cầu này có thể tăng lên theo các yếu tố môi trường, công việc, đặc thù về xã hội và cũng có thể tồn tại song song với nhau.
  • Tùy thuộc vào từng ngành nghề, đặc thù công việc khác nhau để sàng lọc và áp dụng tháp Maslow vào chiến lược của mình.

Hãy dùng tháp nhu cầu của Maslow như kim chỉ nam và đưa thêm nhiều yếu tố ảnh hưởng khác để tổng hợp, phân tích và đưa các chiến lược Marketing phù hợp. Hy vọng các thông tin về tháp nhu cầu Maslow cũng như chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng tháp nhu cầu của Maslow vào Marketing đã giúp bạn đưa ra được những chiến lược phù hợp với lĩnh vực của mình, đặc biệt là Marketing!

Bài viết Tháp nhu cầu Maslow ứng dụng trong Marketing như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mona Media.



from Mona Media
via Mona Media

Không có nhận xét nào

Bài đăng phổ biến