Breaking News

Brand Association là gì? Cách xây dựng liên tưởng thương hiệu

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp thực hiện nhiều chiến lược từ hình ảnh, trải nghiệm, người đại diện,… nhằm tạo suy nghĩ tích cực về thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, đó gọi là Brand Association. Vậy Brand Association là gì? Làm cách nào để xây dựng liên tưởng thương hiệu mạnh mẽ, hãy cùng GOBRANDING làm rõ trong bài viết này.

I. Brand Association là gì?

Liên tưởng thương hiệu là kết nối hình thành giữa một cá nhân với thương hiệu (hình ảnh, trải nghiệm, cảm xúc, thuộc tính, tính cách hay hoạt động như tài trợ và sự kiện PR) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng.

Liên kết thương hiệu cũng có thể được định nghĩa là mức độ mà một sản phẩm/dịch vụ cụ thể được công nhận trong loại/danh mục sản phẩm/dịch vụ đó.

Nuôi dưỡng các liên tưởng thương hiệu tích cực là chìa khóa thành công của một công ty. Nó giúp thúc đẩy doanh số và tài sản thương hiệu, đồng thời tăng khả năng giữ chân và lòng trung thành của khách hàng. Tuy nhiên, nó cũng có thể nhanh chóng đi theo hướng khác nếu không được thực hiện đúng và sẽ tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.

Ví dụ: Adidas tạo logo và thông điệp gợi liên tưởng để khuyến khích sự liên tưởng đến năng lượng, sức sống và tinh thần thể thao.

II. Tại sao liên tưởng thương hiệu quan trọng với doanh nghiệp?

Liên tưởng thương hiệu (Brand Association) rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách một thương hiệu được nhận biết, đánh giá và tương tác với khách hàng. Dưới đây là một số lý do vì sao liên tưởng thương hiệu quan trọng:

  • Nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness): Giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu bằng cách thể hiện những phẩm chất độc đáo.
  • Xây dựng niềm tin: Xây dựng độ tin cậy và niềm tin từ phía khách hàng. Khi có ấn tượng tốt về thương hiệu, họ có khả năng cao hơn để lựa chọn và ủng hộ thương hiệu đó trong tương lai.
  • Lòng trung thành thương hiệu (Brand Loyalty): Người tiêu dùng càng liên kết tích cực với thương hiệu, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội tăng lượng khách hàng trung thành và thường xuyên.
  • Tạo điểm khác biệt: Liên tưởng thương hiệu tạo ra điểm đặc biệt USP so với các đối thủ cạnh tranh, giúp thương hiệu nổi bật và thu hút sự chú ý trong một thị trường đầy cạnh tranh.
  • Hỗ trợ chiến lược tiếp thị và quảng cáo: Liên tưởng thương hiệu tích cực là một yếu tố quan trọng để tạo sự thành công trong chiến lược tiếp thị, thu hút sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tạo cơ hội mở rộng và đa dạng sản phẩm/dịch vụ: Khi thương hiệu đã xây dựng một cơ sở liên tưởng mạnh mẽ, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội mở rộng và phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới dựa trên danh tiếng và uy tín của thương hiệu.
  • Phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất thương hiệu: Thương hiệu có liên tưởng tích cực có thể dễ dàng hình dung và quản lý các rủi ro và tác động tiêu cực đối với thương hiệu. Thậm chí khi có sự cố, một thương hiệu mạnh có thể phục hồi nhanh chóng.

III.  Các loại Brand Association phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại Brand Association phổ biến mà các doanh nghiệp sử dụng để tạo ấn tượng và danh tiếng cho thương hiệu. Dưới đây là 5 loại liên tưởng thương hiệu phổ biến:

5 loại Brand Association phổ biến
5 loại Brand Association phổ biến

– Dựa trên thuộc tính (Attribution): Liên tưởng này tập trung vào việc liên kết thương hiệu với các thuộc tính cụ thể như chất lượng, giá trị, tính đổi mới, sự hữu ích, độ tin cậy và các thuộc tính vật lý như bao bì, hình dạng, màu sắc.

– Dựa trên sự hứng thú (Interest): Liên tưởng dựa trên sự hứng thú tập trung vào việc thương hiệu tạo ra sự hứng thú hoặc kích thích sự tò mò của khách hàng. Thương hiệu có thể thúc đẩy sự hứng thú bằng cách tạo ra sản phẩm độc đáo hoặc bằng cách chia sẻ nội dung thú vị và gây chú ý.

– Dựa trên thái độ (Attitude): Loại liên tưởng này liên quan đến cách khách hàng đánh giá và cảm nhận về thương hiệu. Thương hiệu có thể cố gắng tạo ra một thái độ tích cực bằng cách kết hợp các yếu tố như quảng cáo, trải nghiệm khách hàng và hỗ trợ sau bán hàng.

– Dựa trên tính cách (Personality): Các thương hiệu có thể được liên kết với tính cách cụ thể hoặc phong cách trong tâm trí của khách hàng. Loại liên kết này thường thể hiện qua hình ảnh đại sứ thương hiệu – người nổi tiếng (một gương mặt đại diện cho một thương hiệu hay nhãn hàng của một công ty nào đó) giúp bộc lộ tính cách thương hiệu bằng cách kết hợp trong chiến dịch truyền thông.

– Dựa trên lợi ích (Benefit): Loại liên tưởng này tập trung vào cách thương hiệu cung cấp lợi ích và giá trị cho khách hàng. Từ đó, họ có thể liên kết thương hiệu với các lợi ích như tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền hay cải thiện chất lượng cuộc sống.

IV. 3 tiêu chí xây dựng Brand Association thành công

Các loại liên tưởng mà GOBRANDING nêu trên có thể được sử dụng trong chiến lược tiếp thị và quảng cáo để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và tạo sự nhận biết cho thương hiệu. Tuy nhiên, điều quan trọng là đảm bảo liên tưởng thương hiệu phản ánh đúng giá trị, tầm nhìn của thương hiệu và phù hợp với mục tiêu, đối tượng mà thương hiệu đang muốn tiếp cận:

3 tiêu chí xây dựng Brand Association
3 tiêu chí xây dựng Brand Association

1. Liên tưởng cần có tính phù hợp

Để mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng được bền vững, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ thị trường của mình và đảm bảo rằng liên tưởng phù hợp với ngành công nghiệp, đối tượng mục tiêu và giá trị cốt lõi của công ty. Sự phù hợp này giúp người tiêu dùng cảm thấy tự nhiên khi nghĩ về thương hiệu và tạo ra sự đồng thuận về giá trị và tôn trọng.

Ví dụ: nếu một thương hiệu thời trang nữ muốn xây dựng liên tưởng về sự thanh lịch, họ cần phải đảm bảo rằng sản phẩm, quảng cáo và tương tác với khách hàng phản ánh giá trị này.

2. Liên tưởng cần có tính hấp dẫn

Thương hiệu cần phải tạo ra liên tưởng hấp dẫn, thú vị và gắn kết tình cảm với khách hàng. Điều này thể hiện qua những ý tưởng, giá trị hoặc trải nghiệm độc đáo mà khách hàng muốn kết nối với thương hiệu. Một liên tưởng hấp dẫn sẽ giúp tạo ra sự kết nối tinh thần và thúc đẩy sự tương tác.

Ví dụ: Apple đã tạo ra cảm giác kỳ vọng và độc đáo đối với sản phẩm của họ thông qua thiết kế và trải nghiệm người dùng.

3. Liên tưởng cần dễ nhận biết

Một liên tưởng tốt cần phải dễ dàng nhận biết và ghi nhớ. Bao gồm việc sử dụng biểu tượng, màu sắc đặc trưng, logo hay một slogan đặc biệt mà khách hàng có thể liên kết với thương hiệu. Sự nhận biết dễ dàng giúp thương hiệu trở nên dễ nhớ và thường xuyên xuất hiện trong ý thức của người tiêu dùng.

Ví dụ: khi gợi nhớ thương hiệu thức ăn nhanh có logo màu đỏ và vàng, hầu hết mọi người nhớ đến McDonald’s.

Để xây dựng Brand Association thành công, thương hiệu cần phải cân nhắc mọi khía cạnh từ tính phù hợp, tính hấp dẫn đến tính dễ nhận biết. Khi thực hiện chính xác, những tiêu chí này sẽ giúp thương hiệu xây dựng một mối liên kết mạnh mẽ và sâu sắc với khách hàng, từ đó tạo ra lòng trung thành và tăng sự nhận diện trên thị trường.

V. 7 cách xây dựng liên tưởng thương hiệu thành công

Cùng GOBRANDING tham khảo 7 cách xây dựng Brand Association hiệu quả sau đây:

7 cách xây dựng liên tưởng thương hiệu
7 cách xây dựng liên tưởng thương hiệu

Cách 1: Xây dựng liên kết với thuộc tính sản phẩm/thương hiệu

Đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có những đặc điểm rõ ràng và duy nhất mà khách hàng có thể nhớ. Sử dụng một câu chuyện thú vị để kể về việc phát triển và sản xuất sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Cách 2: Xây dựng liên kết với thái độ

Định rõ giá trị và tư duy định hướng của thương hiệu. Hãy chắc chắn rằng toàn bộ đội ngũ nhân viên trong công ty hiểu, tôn trọng và thể hiện chúng. Tạo ra nội dung truyền thông và quảng cáo dựa trên thái độ này để thu hút những người chia sẻ giá trị tương tự.

Cách 3: Xây dựng liên kết với thương hiệu mẹ

Doanh nghiệp có thể sử dụng logo, slogan hoặc tên của thương hiệu mẹ để tạo sự liên kết rõ ràng. Khai thác tài sản và nguồn lực của thương hiệu mẹ để cải thiện chiến lược tiếp thị và tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Cách 4: Xây dựng liên kết với quốc gia/khu vực địa lý

Tận dụng cảnh quan địa lý, đặc điểm văn hóa độc đáo của khu vực để làm nổi bật thương hiệu của doanh nghiệp. Sử dụng các ngôn ngữ, biểu tượng và yếu tố địa phương trong chiến dịch quảng cáo để tạo sự gắn kết với người tiêu dùng địa phương.

Cách 5: Xây dựng liên kết với người nổi tiếng

Hợp tác với người nổi tiếng mà đối tượng mục tiêu của bạn yêu thích. Doanh nghiệp cần đảm bảo những người nổi tiếng mà doanh nghiệp chọn thể hiện sản phẩm/thương hiệu của bạn một cách tự nhiên và chân thực trong các chiến dịch tiếp thị.

Cách 6: Xây dựng liên kết với một biểu tượng

Tạo ra một biểu tượng hoặc hình ảnh đặc biệt đại diện cho thương hiệu như một logo riêng biệt, biểu tượng độc đáo. Sử dụng biểu tượng này một cách đồng nhất trong tất cả các tài liệu quảng cáo và truyền thông.

Cách 7: Xây dựng liên kết với một sự kiện

Tổ chức hoặc tham gia vào các sự kiện quan trọng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Tận dụng sự kiện để tạo sự nhận diện và gửi thông điệp về thương hiệu của bạn đến đối tượng mục tiêu.

VI. Ví dụ về liên tưởng thương hiệu

Thương hiệu Nike

Nike đã xây dựng liên tưởng thương hiệu mạnh mẽ với các giá trị như sự tự do, đam mê và hoàn thiện bản thân thông qua thể thao. Logo “Swoosh”, slogan “Just Do It” của Nike trở thành biểu tượng biểu tượng của tốc độ và sự đột phá. Nike liên kết mình với các vận động viên nổi tiếng và sự kiện thể thao quan trọng như Olympic để thể hiện cam kết với thể thao và phong cách sống lành mạnh. Sự nổi tiếng của Nike phần lớn xuất phát từ việc xây dựng một liên tưởng về sự đam mê, sự nỗ lực và khát vọng chiến thắng thông qua thể thao.

Thương hiệu Apple

Apple đã xây dựng liên tưởng thương hiệu về sự độc đáo, sáng tạo và hiện đại. Các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad và MacBook, không chỉ là các sản phẩm công nghệ thông tin mà còn là biểu tượng của phong cách và tinh thần sáng tạo. Logo của Apple, một quả táo cắn dở, trở thành biểu tượng toàn cầu cho sự hiện đại và thiết kế sang trọng, đẹp mắt. Apple tập trung vào trải nghiệm người dùng và đặt mình làm sự lựa chọn cho những người muốn sáng tạo và khám phá công nghệ một cách đơn giản và thú vị.

Những liên tưởng này không chỉ giúp Nike và Apple phát triển một sự nhận diện mạnh mẽ mà còn tạo ra một cộng đồng người hâm mộ tận hưởng giá trị và tinh thần của họ thông qua sản phẩm và trải nghiệm của thương hiệu.

VII. Phân biệt Brand Association, Brand Attributes và Brand Image

Brand Association (Liên tưởng thương hiệu)

  • Brand Association liên quan đến những gì người tiêu dùng nghĩ về khi họ nghĩ về một thương hiệu cụ thể. Đây có thể là các liên kết tinh thần, hình ảnh, cảm xúc hoặc ký ức liên quan đến thương hiệu.
  • Ví dụ: Logo Swoosh của Nike, âm thanh Netflix, màu xanh lam của Pepsi,…

Brand Attributes (Thuộc tính thương hiệu):

  • Brand Attributes là những đặc điểm cụ thể, tính chất hoặc đặc điểm riêng của thương hiệu mà người tiêu dùng có thể nhận thấy hoặc định rõ. Đây là những yếu tố thường được thương hiệu cố gắng xây dựng và quảng cáo.
  • Ví dụ: Volvo nổi tiếng với thuộc tính an toàn và độ bền, trong khi BMW thường được gắn liền với hiệu suất và thiết kế độc đáo.

Brand Image (Hình ảnh thương hiệu):

  • Brand Image là tổng thể về cách thương hiệu được xem xét và đánh giá bởi người tiêu dùng. Nó bao gồm cả Brand Association và Brand Attributes.
  • Hình ảnh thương hiệu là kết quả của tất cả những liên tưởng và đặc điểm mà thương hiệu đã tạo ra trong suốt thời gian hoạt động. Nó có thể bao gồm các yếu tố như niềm tin, uy tín, phong cách và giá trị.
  • Ví dụ: Thương hiệu Nike có liên tưởng thương hiệu về đam mê và hoàn thiện bản thân thông qua thể thao, thuộc tính về chất lượng và thiết kế sản phẩm và hình ảnh tổng thể về sự thành công và sáng tạo. Điều này tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và thu hút những người muốn thể hiện tinh thần chiến đấu và thể thao trong cuộc sống của họ.

IX. Kết luận

Qua bài viết, GOBRANDING đã làm rõ liên tưởng thương hiệu (Brand Association) không chỉ là thương hiệu được nhớ đến, mà còn là sự kết nối tinh thần với khách hàng. Để xây dựng liên tưởng thương hiệu mạnh mẽ, doanh nghiệp cần xác định và tạo ra các yếu tố, thông điệp và trải nghiệm thương hiệu mà người tiêu dùng có thể liên kết với thương hiệu. Qua việc tạo ra liên tưởng thương hiệu chặt chẽ và tích cực, doanh nghiệp có thể tạo sự nhận diện, lòng trung thành và giá trị thương hiệu bền vững. Điều này giúp thương hiệu tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh và đáp ứng mong muốn của khách hàng một cách hiệu quả.

Chiến lược SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) cho trang web của doanh nghiệp quan trọng trong quá trình xây dựng liên tưởng thương hiệu tích cực trong mắt đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc xây dựng sự hiện diện trong top Google giúp tiếp cận người dùng nhanh chóng, tăng độ tin cậy và trải nghiệm người dùng trên website. Điều này góp phần vào việc củng cố, phát triển liên tưởng thương hiệu tích cực hiệu quả cho doanh nghiệp. Dịch vụ SEO từ khóa giúp website lên top Google hiệu quả bền vững, tiếp cận chính xác đối tượng mục tiêu cho doanh nghiệp của bạn.

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

The post Brand Association là gì? Cách xây dựng liên tưởng thương hiệu appeared first on GOBRANDING.



from GOBRANDING
via Go Branding

Không có nhận xét nào

Bài đăng phổ biến