Content Mapping là gì? 6 Bước xây dựng bản đồ nội dung hiệu quả
Để chiến lược Content Marketing đầy đủ, liên kết và không cảm tính thì một kế hoạch content là cần thiết. Dù vậy, không phải ai cũng biết cách định hướng content để có được một định hướng nội dung thống nhất từ đầu tới cuối. Bài viết này, Mona Media hướng dẫn bạn cách lên một bản đồ content hay còn gọi là Content Mapping để bạn dễ dàng tìm được đường đi nước bước của chiến lược phát triển website của mình. Cùng tìm hiểu ngay những câu trả lời thú vị về Content Mapping là gì nhé!
Content Mapping là gì?
Trước khi sản xuất nội dung, marketer cần biết họ có nhóm khách hàng nào, khách có nhu cầu thế nào trong thời điểm nào. Tùy thuộc vào từng thời điểm và giai đoạn thì cần phải cung cấp nội dung ra sao. Đây chính là lý do ra đời của Content Mapping.
Content Mapping trong tiếng Việt là bản đồ nội dung – một bản đồ bao quát và đầy đủ dẫn các chiến dịch Content Marketing đến với kết quả tối ưu nhất. Dựa vào Content Mapping, bạn có thể:
- Phác họa rõ ràng chân dung bạn đọc và tăng nhận thức thương hiệu.
- Thấu hiểu hành trình mua hàng – Customer Journey Map điển hình của từng nhóm khách hàng tiềm năng.
- Xác định Content phù hợp trong từng giai đoạn.
- Chủ động chuẩn bị idea và nghiên cứu kỹ thông tin hữu ích.
Muốn đạt được những điều trên, bạn phải hiểu rõ chân dung khách hàng và vòng đời khách hàng của mình sẽ được chúng tôi giới thiệu rõ hơn ở phần tiếp theo.
Tìm hiểu 2 điều quan trọng khi làm Content Mapping
Chân dung khách hàng (Buyer Personas)
Buyer Personas là hình ảnh về người dùng lý tưởng, mang đến đầy đủ đặc điểm bạn mong muốn. Họ có nhu cầu cụ thể mà bạn có thể cung cấp được cho họ. Từ đó, họ sẽ mua hàng và sử dụng dịch vụ của bạn. Để phác họa được chân dung của khách hàng, bạn cần dựa vào cơ sở dữ liệu nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, khu vực sống, sở thích,… và hành vi mua hàng của nhóm khách hàng này.
Chân dung khách hàng càng chi tiết, bạn càng dễ dàng xây dựng content phù hợp với nhu cầu và tầm nhận thức của họ. Đến một thời điểm, khi chân dung khách hàng tiềm năng phong phú hơn, bạn có thể tùy chỉnh nội dung sao cho tương thích với từng nhóm khách hàng cụ thể phù hợp.
Chân dung khách hàng mà mỗi doanh nghiệp nên có là 10 – 20. Ở giai đoạn mới xây dựng chân dung khách hàng, chỉ với 3 chân dung khách hàng là doanh nghiệp đã có thể xây dựng Content Mapping.
Có thể xác định chân dung khách hàng bằng một số câu hỏi cơ bản:
- Độ tuổi và giới tính, khu vực sống và sở thích của khách hàng như thế nào? – dựa theo nhân khẩu học.
- Khách hàng làm nghề gì?
- Một ngày của khách hàng như thế nào? Lịch trình sinh hoạt, công việc hàng hàng,…
- Khách hàng có nỗi đau nào? Bạn giải quyết được nỗi đau của họ không?
- Điều quan trọng trong cuộc sống của họ là gì?
- Khách hàng thường xem tin tức qua báo giấy, website hay fanpage,…
- Khách hàng không thích sản phẩm của bạn ở điểm nào?
Ngoài những điều trên, bạn cũng nên sử dụng template chi tiết để xây dựng chân dung khách hàng rõ ràng hơn.
Vòng đời điển hình (Life Cycle Stages) là gì?
Sau khi hoàn tất xây dựng Customer Persona, bạn đã có được một nửa bản đồ content. Vòng đời điển hình của khách hàng chính là một nửa tấm bản đồ còn lại. Nhờ vòng đời điển hình này, bạn có thể biết khách hàng đang ở giai đoạn nào. Từ đó, bạn có thể xác định được hướng tiếp cận với content phù hợp để nuôi dưỡng và xây dựng lòng trung thành khách hàng của khách hàng.
Mục tiêu cuối cùng của việc xác định kỹ hơn vòng đời điển hình là để dễ dàng khiến cho khách hàng thực hiện chuyển đổi.
Vòng đời điển hình gồm 3 giai đoạn: Awareness (Nhận thức), Consideration (Cân nhắc), Decision (Quyết định)
- Giai đoạn nhận thức: Họ biết được bản thân đang gặp vấn đề gì. (Ví dụ: Bạn nhận ra máy làm tóc của bạn đã bị hỏng, bạn có ý định mua một chiếc máy làm tóc mới và bắt đầu tìm kiếm nó trên các nền tảng như Google và các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiktok,… Nhưng bạn chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm các lựa chọn và chưa có ý định chi tiền ra để mua sản phẩm nào)
- Giai đoạn cân nhắc: Khách hàng sẽ có nhiều cân nhắc hơn. (Ví dụ: Theo thời gian, bạn nhận ra rằng không có máy làm tóc thì trông bạn sẽ rất kì. Vậy nên bạn tìm kiếm các sản phẩm máy làm tóc và đánh dấu khoảng 2-3 loại khác nhau)
- Giai đoạn quyết định: Khách hàng sẽ quyết định xem bản thân có mua sản phẩm hay không. (Ví dụ: Bạn đã tìm thấy hiệu máy làm tóc bạn thích nhất. Nhưng bạn chưa đưa ra quyết định mua cho tới tận khi bạn được gửi Email ‘Đơn hàng vẫn chưa hoàn thành’ và bạn chọn ‘Mua hàng ngay lập tức’)
Tùy vào từng dòng sản phẩm và dịch vụ bạn đang kinh doanh cũng như cách thức mua hàng, giai đoạn quyết định sẽ tới nhanh hoặc chậm khác nhau.
Tương tự như vậy, bạn có thể sẽ tốn thời gian trong các giai đoạn nhận thức hay cân nhắc. Đặc biệt là những sản phẩm không thể cầm nắm và cần thời gian để lên chiến lược kỹ càng trước khi mua/thuê, cũng như cần thời gian thẩm định sau khi sử dụng sản phẩm. Ví dụ: Dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, dịch vụ web hosting,… Đối với các nhu yếu phẩm thì giai đoạn nhận thức sẽ ngắn hơn rất nhiều. Ví dụ: bàn chải đánh răng, quần áo,…
Tuy nhiên, đôi khi giai đoạn nhận thức cũng bị bỏ qua vì khách hàng đã có kiến thức về sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ như nếu như bạn được sếp của mình phân công tìm đơn vị thiết kế website, nhưng bạn liền nghĩ đến thương hiệu nào đó chẳng hạn như Mona Media thì bạn thường đã hiểu những thông tin cơ bản về công ty này rồi.
4 Lý do nên sử dụng Content Mapping khi lên chiến lược nội dung
Giúp thấu hiểu hơn về khách hàng
Hiểu được tệp khách hàng mục tiêu là điều mà bất cứ Marketer nào cũng mong muốn. Mỗi chiến dịch Marketing đều cần phân tích hành trình khách hàng – customer journey map. Và đây cũng chính là điểm xuất phát để xây dựng nên một bản đồ nội dung hoàn hảo.
Nhờ vào Content Mapping, Marketers có thể tìm ra những customer insights đắt giá, phục vụ cho quá trình sản xuất nội dung và cải thiện sản phẩm dịch vụ.
Tiếp cận đúng tệp khách hàng vào đúng thời điểm
Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng phân hóa đa dạng. Một thương hiệu hoặc thậm chí một mặt hàng có thể sẽ phải phục vụ cho rất nhiều tệp khách hàng với những hành vi và nhu cầu khác nhau.
Bên cạnh việc chăm sóc cho những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp còn phải dành một khoản chi phí cho việc nuôi dưỡng những tệp khách hàng có tiềm năng chuyển đổi trong tương lai. Từ đó, khi thời cơ tới, doanh nghiệp biết và “thúc giục” họ chuyển đổi đơn hàng.
Vì lẽ đó, một chiến lược Content Mapping phù hợp và đầy đủ sẽ giúp Marketer phân khúc khách hàng, chia nhóm khách hàng, tìm đúng điểm đau của khách hàng – Pain Point và từ đó xác định được chính xác nhất thời điểm mà họ có khả năng chuyển đổi để định hướng content phù hợp.
-> Xem thêm: Phương pháp viết CTA hiệu quả trong Marketing
Giúp bao quát được content mà bạn triển khai
Một tấm bản đồ hoàn hảo sẽ dẫn bạn đến đích một cách đúng đắn nhất, không đi đường vòng, không bị lạc. Theo đó, sau khi xác định được Content Mapping, bạn sẽ xác định được những nội dung có thể tận dụng, có thể phát triển. Đồng thời, bạn cũng sẽ tránh được tình trạng content bị thiếu hoặc content bị thừa, bị trùng lặp.
-> Xem thêm: Duplicate Content là gì?
Giúp đảm bảo chất lượng nội dung bài viết
Đôi khi bạn nghĩ rằng chỉ cần có nhiều content là sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ được chú ý. Điều này sẽ chỉ đúng nếu content của bạn đi đúng hướng và phù hợp nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
Content cần liên kết và phù hợp với nhau, phục vụ tối ưu hóa cho một mục đích chung và điều hướng đúng giữa các nội dung nhỏ.
Vậy, trên đây là tổng quan về Content Mapping và ý nghĩa của nó trong Marketing. Phần tiếp theo của bài viết sẽ nói chi tiết về cách giúp bạn tạo bản đồ nội dung tuyệt vời cho doanh nghiệp của mình.
Xem thêm:
- Phát triển chủ đề nội dung đa dạng với Content Angle
- Content Pillar là gì? Cách xây dựng Content Pillar hiệu quả trong Marketing
Quy trình lên chiến lược Content Mapping hiệu quả
Bước 1: Xây dựng chân dung khách hàng – Customer Persona
Chân dung khách hàng được xây dựng dựa trên hành vi mua hàng của nhóm người tiêu dùng nhất định. Việc xây dựng đúng chân dung khách hàng sẽ giúp thương hiệu hình dung rõ ràng về đối tượng lý tưởng cũng như hành trình họ đến với thương hiệu trải qua những gì.
Từ đó ở những bước sau, doanh nghiệp dễ dàng theo chân khách hàng để “hối thúc” họ chuyển đổi bất cứ lúc nào.
Các đặc điểm thường gặp để mô tả Customer Persona:
- Nhân khẩu học (Demographics): Độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ, địa điểm,…
- Vị trí (Professional Role): Ngành làm việc, công việc, quy mô doanh nghiệp,…
- Giá trị và mục tiêu (Values and Goals): Tâm lý, tính cách, đức tin, mục tiêu và phong cách sống
- Thử thách (Challenges): Những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, pain point,…
- Nguồn ảnh hưởng (Sources and Influences): Blog, website, báo, sách,…
- Thói quen mua sắm (Buying Habits): Mua sắm online hay offline, mua ở đâu,…
Bước 2: Tái hiện lại hành trình mua hàng của khách
Sau khi hình dung được rõ ràng về đối tượng khách hàng mục tiêu, Content Mapping sẽ dễ dàng được hoàn thiện hơn. Dựa vào quan sát và thấu hiểu người dùng, ở bước này, bạn cần mô tả lại cách mà người dùng mua hàng.
Theo như cơ bản, hành trình mua hàng của khách thường đi qua những giai đoạn sau:
- Giai đoạn Awareness (Nhận biết)
- Giai đoạn Engagement (Tương tác)
- Giai đoạn Evaluation (Đánh giá)
- Giai đoạn Purchase (Mua sắm)
- Giai đoạn Post-purchase (Hậu mua sắm).
Tùy vào thời điểm trong quá trình mua sắm, khách hàng sẽ tiếp xúc với các thông tin, những kênh bán hàng và phát sinh ra vấn đề khác nhau. Vậy nên, trong customer journey map cần phải phác thảo được trải nghiệm của khách hàng theo từng giai đoạn. Để từ đó, giai đoạn sau của việc lên Content Mapping sẽ đúng đắn và dễ dàng hơn.
Bước 3: Xác định content phù hợp với từng giai đoạn
Sau bước 2, bạn đã xác định được các giai đoạn trong quá trình mua hàng của khách hàng. Ở bước này, bạn cần xác định xem từng giai đoạn đó sẽ ưu tiên những loại nội dung nào.
Cụ thể trong bước này, bạn cần xác định các tầng nội dung hợp lý sau:
- Tầng nhận biết: Mở ra phễu marketing khơi gợi nhu cầu khách hàng.
- Tầng tìm hiểu: Cố gắng duy trì sự gắn bó với khách hàng qua những thông tin có lợi cho họ, có thể thông qua mạng xã hội, blog,…
- Tầng đánh giá: Đây là giai đoạn thương hiệu cần đẩy mạnh nội dung về quảng cáo và tiếp thị để thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng. Ở bước này, bạn cần cho thấy sự vượt trội của sản phẩm hay dịch vụ của bạn bằng cách đưa ra những sản phẩm sample, những demo dịch vụ đã từng có kết quả tốt,…
- Tầng quyết định: Nội dung ở trong tầng này là thứ mà khách hàng đã sẵn sàng mua sản phẩm. Content trong giai đoạn này cần đi thẳng vào vấn đề, cần nhắm đến nhu cầu cấp bách nhất của khách hàng trong thời điểm đó để khách không ngần ngại chi trả. Content thường là những câu hỏi thường gặp hoặc cũng có thể là demo dịch vụ hay trang đăng ký, trang tư vấn,…
- Tầng hậu mua: Quyết định mua sắm và chuyển đổi được thành đơn hàng không phải là một kết thúc trong hành trình mua hàng của khách hàng. Nó còn có thể coi là khởi đầu của một vòng lặp mua sắm mới khi khách hàng đã mua, trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm mua hàng cho lần kế tiếp. Thương hiệu cần duy trì liên lạc và đảm bảo sự gắn bó với khách hàng như gửi thư tri ân, voucher khách hàng thân thiết, quà tặng và các ưu đãi. Song song với đó, thương hiệu cần khảo sát khách hàng để nhận được đánh giá kịp thời của khách. Từ đó, cải thiện và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả nhất.
Bước 4: Sắp xếp, chọn lọc lại nội dung đang sở hữu
Kiểm tra rà soát và phân loại nội dung mình đang có là một bước vô cùng quan trọng. Điều này giúp bạn lọc được content trùng lặp, thừa thãi và bổ sung thêm được content thiếu.
Khi tổng hợp các content đã triển khai, bạn cần liệt kê ra: Tiêu đề, chủ đề, kênh, ngày đăng, mục tiêu,… Khi kiểm tra lại nội dung, chắc chắn bạn sẽ nhận ra ngay được những vấn đề cần cải thiện và những góc content chưa được khai thác, giúp cho Content Mapping hoàn chỉnh nhất có thể.
Bước 5: Kết nối các nội dung hợp lí
Sau khi hoàn thành nội dung, hãy phân bổ những chủ đề theo từng giai đoạn trong hành trình khách hàng một lần nữa. Xem lại loại nội dung, điểm chuyển đổi của nội dung và cả chất lượng của nội dung.
Nếu bạn còn đang băn khoăn về một nội dung nào đó, hãy tạm để nó sang một bên, nhớ ghi chú lại và xem có thể sửa đổi nó vào khi nào nhé!
Bước 6: Khám phá những content thiếu sót
Để đến được với bước 6, chắc chắn bạn cần hoàn thiệu đủ những nội dung trong từng điểm chạm khách hàng đã đề ra từ bước 1. Trước khi xuất bản nội dung, bạn hãy rà soát lại bản kế hoạch để tìm ra được những content cần được lấp đầy và đi sâu.
Bạn cần đào sâu những content nông hay Thin Content, không chứa đủ thông tin có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Một lưu ý quan trọng giúp bạn không bị mất thời gian đó là không cần tạo ra những content mới mà hãy tận dụng những bài viết đã có, tham khảo vài hướng triển khai của đối thủ hoặc bạn có thể phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng để có được những content “xịn xò” mà không cần mất quá nhiều thời gian nghiên cứu chuyên sâu.
Câu hỏi thường gặp về Content Mapping
Tại sao Content Mapping lại quan trọng?
Content Mapping sẽ giúp bạn tổ chức và quản lý nội dung một cách hiệu quả. Nó giúp đảm bảo rằng nội dung đúng đối tượng, đúng thông điệp và được phân phối thông qua các kênh phù hợp. Content Mapping cũng giúp bạn nhận ra các khoảng trống trong chiến dịch nội dung của mình và tạo ra nội dung mới để điền vào chúng.
Làm thế nào để sử dụng bản đồ nội dung hiệu quả trong chiến dịch marketing?
Bản đồ nội dung có thể được sử dụng như một công cụ hướng dẫn trong quá trình phát triển nội dung và tiếp thị. Nó giúp bạn theo dõi và quản lý tiến trình sản xuất nội dung, xác định các mục tiêu và đối tượng, và đảm bảo rằng nội dung được phân phối đúng đối tượng và kênh phù hợp. Content Mapping cũng có thể được chia sẻ với các thành viên trong nhóm làm việc để đảm bảo mọi người đều hiểu và tuân thủ chiến lược nội dung.
Trên đây là bài viết chi tiết về Content Mapping. Hy vọng sau bài viết, bạn có thể có thêm một template hiệu quả nữa để phát triển kế hoạch content hay rộng hơn là kế hoạch marketing của mình. Một chiếc kim chỉ nam như Content Mapping sẽ giúp cho nội dung được phát triển bài bản và tối ưu nhất.
Chắc chắn rằng nếu như biết sử dụng bản đồ nội dung một cách thông minh, bạn sẽ thoát khỏi cảnh làm nội dung cảm tính như khi hôm nay có ý tưởng, ngày mai lại bế tắc.
Để tìm hiểu thêm kiến thức về Content Marketing, tham khảo ngay các bài viết sau:
- Tổng hợp 9 loại Content thường gặp nhất
- Bí quyết viết Content hay giúp gia tăng chuyển đổi
- Evergreen Content – Nội dung thường xanh có gì hấp dẫn?
Nếu bạn đang có nhu cầu lên chiến lược Content Marketing chất lượng thì Mona Media tự tin cung cấp dịch vụ Content Marketing với những điều sau đây:
- Chân thật, chi tiết trong từng đầu việc được giao.
- Content luôn được sáng tạo 100% độc quyền bởi Mona Media.
- Content sẽ luôn thể hiện tính độc đáo, điểm mạnh của thương hiệu và mục tiêu mà khách hàng hướng đến.
- Content sẽ gia tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng trưởng doanh số.
- Với hơn 200+ khách hàng đã chứng minh được sự hiệu quả trong dịch vụ Content Marketing của Mona Media.
Thông tin liên hệ của Mona Media:
- Hotline: 1900 636 648
- Email: info@mona-media.com
- Địa chỉ công ty: 1073/23 Đ. Cách Mạng Tháng 8, P.7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Bài viết Content Mapping là gì? 6 Bước xây dựng bản đồ nội dung hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mona Media.
from Mona Media
via Mona Media
Không có nhận xét nào