Growth Hacking là gì? Bí quyết đột phá tăng trưởng bằng Growth Hacking
Growth Hacking là thuật ngữ quen thuộc khi nhắc đến các chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển đột phá. Tuy nhiên Growth Hacking thường dễ bị nhầm lẫn với các chiến lược Marketing. Việc này dẫn tới những lầm tưởng không đúng khi triển khai triển khai Growth Hacking, gây tốn công sức và tiền bàn cho doanh nghiệp. Hiểu được điều đó, trong bài viết này, Mona Media sẽ trình bày những nội dung quan trọng liên quan tới Growth Hacking giúp bạn đọc hiểu rõ.
Tổng quan về Growth Hacking
Growth Hacking là gì?
Growth Hacking là thuật ngữ dùng để chỉ các chiến lược Marketing mang lại hiệu quả quả bán háng, tạo dựng thương hiệu và xây dựng nhận thức khách hàng nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tối ưu về mặt chi phí.
Growth Hacking thường được áp dụng cho các doanh nghiệp không có nhiều ngân sách nhưng muốn thu hút được nhiều khách hàng nhanh chóng, điển hình là các doanh nghiệp nhỏ và star-up đang trong quá trình phát triển.
Growth Hacker là gì?
Growth Hacker là những người chịu trách nhiệm phát triển và thực thi các chiến lược Growth Hacking sáng tạo với chi phí thấp để giúp doanh nghiệp có được khách hàng và giữ chân họ.
Đôi khi những Growth Hacker còn được gọi là các Growth Marketer. Tuy nhiên, Growth Hacker không đơn giản chỉ là các nhà tiếp thị. Bất kỳ ai tham gia vào các hoạt động liên quan đến phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả quản lý sản phẩm và kỹ sư, đều có thể được gọi là một Growth Hacker.
Những Growth Hacker sẽ biết cách thiết lập các ưu tiên tăng trưởng, xác định các kênh thu hút khách hàng và đo lường hiệu quả.
->Xem thêm: Above The Line là gì? So sánh ATL, BTL và TTL trong Marketing
Lợi ích của Growth Hacking
Growth Hacking là các chiến lược giúp doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trường vượt trội mà vẫn tối ưu về mặt ngân sách.
Nhìn chung, lợi ích của Growth Hacking được tóm gọn như sau:
- Tạo điều kiện phát triển các mô hình kinh doanh và ý tưởng sản phẩm mới
- Xây dựng sản phẩm, chất lượng dịch vụ tốt hơn
- Phù hợp với mọi mục tiêu ngắn hạn và dài của doanh nghiệp
- Khám phá các chiến lược mới dựa trên dữ liệu sẵn có
- Tiết kiệm ngân sách và cải thiện tỷ lệ ROI.
- Khám phá các vòng đời tăng trưởng của sản phẩm và các chiến lược tiếp thị mở rộng mới.
Ví dụ về Growth Hacking
Dropbox
Dropbox được biết đến là thương hiệu với nhiều Growth Hacking sáng tạo. Dropbox đã thu hút được nhiều người dùng mới bằng cách cung cấp cho người dùng nhiều dung lượng lưu trữ miễn phí bằng việc liên kết tài khoản Dropbox với tài khoản mạng xã hội của họ.
Thêm vào đó, người dùng còn được Dropbox tặng kèm nhiều ưu đãi về dung lượng miễn phí khi hoàn thành từng nhiệm vụ đưa ra. Kết quả là giờ đây, Dropbox đã có hơn 500 triệu người dùng.
Hubspot
Hubspot tạo nên sự nổi tiếng của mình với việc cung cấp các công cụ miễn phí cho người làm Marketing. Các công cụ này giúp người dùng đánh giá trang web của họ về SEO, tốc độ tải trang, độ thân thiện với thiết bị di động,… để có thể tối ưu hóa trang web đó tốt hơn. Và vì người dùng phải đăng ký để nhận báo cáo về trang web của mình, nhờ đó mà Hubspot đã xây dựng cho mình một danh sách email chất lượng.
Sự khác biệt giữa Growth Hacking và Marketing
Nhiều người lầm tưởng rằng Growth Hacking chính là Marketing, nhưng thực chất lại không phải vậy. Điểm duy nhất Growth Hacking giống với Marketing chính là ở mục đích khuyến khích nhiều người sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, Growth Hacking chủ yếu áp dụng trong các doanh nghiệp star-up và tập trung thực thi các chiến thuật không cần đến chi tiêu ngân sách khổng lồ như các chiến dịch marketing trong các doanh nghiệp lớn.
Cách thức hoạt động của Growth Hacking
Growth Hacking hoạt động dựa trên công thức phễu AARRR được phát triển bởi Dave MCclure.
Phễu AARRR phát triển dựa trên hành trình trải nghiệm của người tiêu dùng về một sản phẩm/dịch vụ, cũng như tâm lý của họ trên suốt hành trình đó. Phễu AARRR bao gồm các yếu tố sau:
- Acquisition (Tiếp xúc lần đầu): Người dùng biết đến và lần đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp.
- Activation (Tương tác): Người dùng có các hoạt động tương tác với sản phẩm của doanh nghiệp, như là xem và kiểm tra thông tin về sản phẩm/dịch vụ.
- Retention (Duy trì): Khi sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt và gây được sự hứng thú, người dùng sẽ tiếp tục duy trì tương tác với doanh nghiệp.
- Revenue (Tạo doanh thu): Khách hàng bỏ tiền để mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tạo ra một phần doanh thu cho soanh nghiệp.
- Referral (Giới thiệu): Khi hách hàng cảm thấy sản phẩm hấp dẫn, họ sẽ giới thiệu cho bạn bè hay người thân.
Đích đến của phễu AARRR là thu hút và giữ chân khách hàng ở mức Referral càng nhiều càng tốt. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sản phẩm và dịch vụ chất lượng, gây được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng, khiến họ mua đi mua lại nhiều lần.
->Xem thêm: Marketing Funnel là gì? Cách xây dựng phễu Marketing cho doanh nghiệp
Các chiến lược Growth Hacking được áp dụng phổ biến hiện nay
Hầu hết các chiến lược Growth Hacking mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay đều nằm trong 3 lĩnh vực chính sau:
Content Marketing
Content Marketing là các hiệu quả để quảng bá sản phẩm và tăng độ phủ thương hiệu với chi phí thấp nhất. Hiện nay, sự phát triển của kỹ thuật số giúp cho việc triển khai Content Marketing dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Dưới đây là một cách quảng bá sản phẩm của bạn bằng Content Marketing có thể tham khảo:
- Tạo nội dung thật sự có giá trị cho khách hàng trên blog, website của doanh nghiệp và cải thiện khả năng hiển thị nội dung thông qua SEO.
- Xây dựng nội dung trên các trang mạng xã hội.
- Viết sách, tặng sách điện tử.
- Làm Podcast.
- Sử dụng Influencer Marketing.
- Tổ chức các buổi hội thảo xoay quanh các chủ đề thuộc lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động.
- Tổ chức nhiều chương trình tặng quà cho khách hàng.
- Khuyến khích các blogger đánh giá sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Tham gia các diễn đàn, hội nhóm mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để quảng bá cho thương hiệu.
- Sử dụng Email Marketing để xây dựng mối quan hệ chạt chẽ hơn với khách hàng.
->Xem thêm: Mô hình SAVE là gì? Tại sao mô hình SAVE lại hiệu quả hơn Marketing 4P?
Marketing cho sản phẩm
Marketing cho sản phẩm là những chiến lược làm cho sản phẩm của bạn trở nên nổi bật, hấp dẫn hơn, từ đó tăng số lượng khách hàng và người sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số cách marketing sản phẩm sau đây:
- Tạo cảm giác sợ bỏ lỡ (FOMO – fear of missing out) bằng cách sử dụng hệ thống đăng ký mua hàng giảm giá hoặc nhận ưu đãi lớn chỉ dành cho những người được mời.
- Tổ chức các chương trình minigame, chương trình tặng quà nhân dịp đặc biệt.
- Cung cấp các gói ưu đãi cho cả khách hàng mới và khách hàng cũ.
- Áp dụng Affiliate Marketing (tiếp thị liên kế) để tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi.
Quảng cáo
Các Growth Hacker cũng có thể thiết lập các tính năng quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội hay quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) để quảng bá sản phẩm cũng như tăng độ phủ thương hiệu.
Những hiểu lầm thường gặp về Growth Hacking
Dù là Growth Hacking hay các Marketing, trước khi áp dụng đều cần hiểu rõ bản chất. Bởi những lầm tưởng về Growth Hacking sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của chiến lược, từ đó gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Một số hiểu lầm thường gặp về Growth Hacking đó là:
- Thực hiện Growth Hacking không phải là công việc hack máy tính hay các phần mềm để tạo tương tác với khách hàng. Growth Hacking thực chất là toàn bộ quá trình, chiến lược được tối ưu để thu hút người dùng xem và chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp.
- Growth Hacking không giống với Marketing truyền thống. Nó bao gồm các chiến lược Marketing Online, nhưng được thực hiện một cách dễ dàng, tối ưu hơn để thúc đẩy tăng trưởng tốt hơn.
Bí quyết tạo Growth Hacking hiệu quả cho doanh nghiệp
Nếu chỉ tập trung xây dựng các chiến lược Growth Hacking là chưa đủ để doanh nghiệp có thể đạt tăng tưởng đột phá trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp cần kết hợp thêm chiến lược marketing để tạo tăng trưởng đột phá, quảng bá sản phẩm và thương hiệu nhanh nhất. Những bí quyết tạo Growth Hacking hiệu quả là:
- Phân tích và lựa chọn kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả, phù hợp với mô hình kinh doanh và chiến lược định vị thương hiệu của doanh nghiệp. Tiếp đến là lựa chọn một chỉ số phù hợp để đo lường hiệu quả của quá trình Growth Hacking.
- Kết hợp đồng thời các chiến lược Sale và Inbound Marketing để thu hút khách hàng hiệu quả.
- Triển khai các chương trình minigame kèm quà tặng, giới thiệu nhận thưởng, cung cấp các ưu đãi khi người dùng cũ giới thiệu cho người mới, chiến dịch affiliate marketing,…. để sản phẩm được marketing và giới thiệu tới người dùng rộng rãi.
- Sử dụng quảng cáo mạng xã hội, quảng cáo trả tiền để quảng bá sản phẩm và tăng độ phủ thương hiệu.
- Các kênh truyền thông doanh nghiệp cần ưu tiên triển khai đó là: SEO, Social media, Content Marketing, Email Marketing.
->Xem thêm: Pitching Là Gì? Những Yếu Tố Cần Có Để Pitching Thành Công, Chi Tiết A – Z
Bằng cách hiểu tường tận về Growth Hacking, các Growth Hacker có thể tìm ra nhiều cách để thúc đẩy sự tăng trưởng tự nhiên và bền vững của doanh nghiệp. Mong rằng bài viết trên đây của Mona Media đã giải đáp cho bạn mọi thắc mắc về Growth Hacking, cũng như các chiến lược Growth Hacking trong Marketing giúp doanh nghiệp có thể phát triển một cách bùng nổ.
Mona Media là Agency hàng đầu về lĩnh vực Website, trong đó chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế website và dịch vụ SEO để giúp doanh nghiệp vươn lên TOP 1 Google và tăng độ phủ trên thị trường Internet. Tham khảo ngay dịch vụ SEO của chúng tôi ở dưới đây.
Bài viết Growth Hacking là gì? Bí quyết đột phá tăng trưởng bằng Growth Hacking đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mona Media.
from Mona Media
via Mona Media
Không có nhận xét nào