FMCG là gì? Các loại công việc trong ngành FMCG
Mặc dù thuật ngữ FMCG được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng, tuy nhiên FMCG là gì vẫn là thắc mắc của rất nhiều người. Về bản chất, đây là từ viết tắt của thuật ngữ Fast Consumer Goods và được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là ngành hàng tiêu dùng. Vậy, FMCG là gì? Làm thế nào để trở thành một nhân sự chất lượng trong ngành FMCG? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau bạn nhé!
I. FMCG là gì?
Như đã đề cập, FMCG là viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods – ngành hàng tiêu dùng. Ngoài ra, thuật ngữ này còn được hiểu với một cụm từ khác đó là CPG – Consumer Packaged Goods – hàng tiêu dùng đóng gói).
Ngành FMCG hiện nay đang là một trong những ngành chiếm thị phần lớn nhất trong ngành kinh tế vì bao gồm các mặt hàng, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người. Thời hạn sử dụng các sản phẩm trong ngành FMCG thường rất thấp nhưng lại có tốc độ tiêu thụ nhanh do nhu cầu mua hàng của khách hàng cao.
Sự ra đời của nhiều mặt hàng chính là tiền đề cho sự đa dạng ngành hàng với hàng triệu sản phẩm được sản xuất, bán ra và tiêu thụ hàng ngày, hàng giờ. Các dòng sản phẩm lại có sự canh tranh gay gắt để thu hút sự chú ý của khách hàng nhằm chiếm thị phần trên thị trường. Đó cũng chính là lý do khiến ngành FMCG trở nên vô cùng sôi nổi và hấp dẫn.
II. Sự khác nhau giữa ngành Retail và ngành FMCG
Khi nhắc đến các ngành hàng tiêu dùng, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến bán lẻ – retail. Đây là hai khái niệm có sự liên kết với nhau nhưng cũng hoàn toàn khác nhau về mặt bản chất, trong đó khách hàng mục tiêu là yếu tố quyết định đến sự khác biệt này.
Trong khi ngành FMCG tập trung vào các kênh phân phối lớn như đại lý, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tiện lợi thì ngành Retail – bán lẻ lại tập trung vào tệp khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng cuối cùng của ngành bán lẻ đó chính là những người trực tiếp mua và sử dụng các sản phẩm tiêu dùng.
Hiểu được điều này, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng, sâu sắc hơn về ngành FMCG cũng như thị trường bán lẻ hiện nay để có sự lựa chọn phù hợp, chính xác nhất về nghề nghiệp trong tương lai.
II. Các mặt hàng của FMCG
Các mặt hàng của FMCG vốn rất đa dạng, bao gồm các thiết bị gia dụng, thực phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sản phẩm dùng trong vệ sinh và giặt ủi, văn phòng phẩm, dược liệu, điện tử tiêu dùng,…
Sự đa dạng mặt hàng và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao do nền kinh tế ngày càng phát triển tạo điều kiện cho nhiều nhãn hàng ra đời, đồng thời trở thành môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các nhà sản xuất trong nước và đa quốc gia.
IV. Top 5 công ty FMCG lớn trên thế giới
Khi nhắc đến các “ông lớn” trong ngành FMCG thì không thể không nhắc đến Johnson & Johnson, Nestle, L’Oréal, Coca – Cola, Procter & Gamble. Đây là các thương hiệu hàng đầu thế giới với năng lực cung cấp đa dạng các mặt hàng tiêu dùng như dược phẩm, thiết bị y tế (Johnson & Johnson), đồ uống, giải khát (Nestle, Coca – Cola), mỹ phẩm (L’Oréal),…
1. Johnson & Johnson
Johnson & Johnson là một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp các mặt hàng dược phẩm, thiết bị y tế và đóng gói hàng tiêu dùng hàng đầu Hoa Kỳ với 137 năm kinh nghiệm (thành lập từ năm 1886). Johnson & Johnson cũng là công ty FMCG có quy mô lớn với 250 chi nhánh có mặt tại 57 quốc gia. Sản phẩm của Johnson & Johnson cũng được phân phối rộng rãi trên 175 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Johnson & Johnson sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng liên quan đến dược phẩm, thiết bị y tế. Tuy nhiên lại được biết đến nhiều hơn thông qua các sản phẩm dành cho trẻ em, băng cá nhân, kính sát tròng,…
2. Nestle
Trải qua hơn 157 năm hình thành và phát triển, từ những sản phẩm đầu tiên hướng đến các trẻ em không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và những cuộc biến động lớn về kinh tế, chính trị, Nestle vẫn giữ được phong độ và trở thành công ty FMCG lớn nhất thế giới về mặt hàng thực phẩm và nước giải khát.
Các nhãn hiệu chính của Nestle được phân phối rộng khắp trên toàn thế giới với nhiều sản phẩm như cà phê, nước tinh khiết, nước giải khát, kem, thực phẩm dinh dưỡng, gia vị, bánh kẹo, thực phẩm cho trẻ em và thậm chí là thức ăn cho vật nuôi.
3. L’Oréal
L’Oréal là tập đoàn nổi tiếng số 1 thế giới với các sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm được thành lập tại Pháo từ năm 1906 với tiền thân là Công ty Thuốc nhuộm tóc An toàn của Pháp – Société Française de Teintures Inoffensives pour Cheveux.
L’Oréal phát triển nhiều cơ sở nghiên cứu và phát triển tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới như Pháp, Hoa kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ nhằm đem lại những sản phẩm chăm sóc sức khỏe sắc đẹp phù hợp với đặc điểm của khách hàng ở từng khu vực khí hậu khác nhau.
Các mặt hàng được cung cấp bởi L’Oréal thường được biết đến bao gồm đồ trang điểm, dầu gội, dầu xả, sản phẩm chăm sóc tóc, dưỡng da,… Hàng triệu khách hàng trên thế giới đã lựa chọn và tin tưởng L’Oréal là một thương hiệu chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy nhất.
4. Coca – Cola
Coca – Cola được biết đến là một thương hiệu nước ngọt có gas hàng đầu thế giới được thành lập vào năm 1886 với xuất phát điểm chỉ là một loại đồ uống có tác dụng chữa đau đầu và mệt mỏi. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, cho đến nay, Coca – Cola gần như đã dẫn đầu ngành FMCG với hàng tỷ sản phẩm được sản xuất, bán ra và tiêu thụ mỗi ngày trên toàn thế giới.
Các nhãn hiệu Coca – Cola phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như Coca – Cola, Coca – Cola Light, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy, Dasani, Aquarius, Schweppes, trà đóng chai Fuzetea+, cà phê đóng lon Georgia, nước tăng lực Coca – Cola Energy,…
5. Procter & Gamble
Procter & Gamble hay còn được viết tắt là P&G – tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia lớn nhất thế giới đến từ Hoa Kỳ với tiền thân là một công ty sản xuất nến và xà phòng.
Trong quá trình hình thành và phát triển, P&G đã không ngừng mở rộng quy mô và thu mua, sáp nhập các công ty với đa dạng mặt hàng, sản phẩm đáp ứng nhu cầu chăm sóc toàn diện của khách hàng.
Procter & Gamble sở hữu nhiều nhãn hàng chuyên về chăm sóc sức khỏe như tã lót Pampers dành cho trẻ em, nước giặt Ariel, Tite, nước xả Downy, băng vệ sinh Whisper, dao cạo Gillette, dầu gội Head & Shoulder, Pantene, Rejoice, chăm sóc nhà cửa Ambi Pur, chăm sóc răng miệng Oral-B, chăm sóc da Olay, Safeguard.
V. Top 5 công ty FMCG lớn tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường FMCG và ngành bán lẻ luôn sôi nổi nhờ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân rất cao. Bên cạnh 5 công ty FMCG nổi tiếng thế giới thì trên quầy kệ siêu thị của Việt Nam cũng còn rất nhiều thương hiệu khác như Acecook, Masan Consumer Holdings, Vinamilk,…
1. Acecook
Acecook là một tập đoàn đa quốc gia đến từ Nhật Bản với 2 công ty con ở nước ngoài như Việt Nam và Myanmar. Acecook chuyên hoạt động trong ngành FMCG với các sản phẩm mì ăn liền, gia vị và thực phẩm. Thị trường Việt Nam cũng được xem là nơi thành công nhất của tập đoàn Acecook khi so với các thị trường Nhật, Trung Quốc, Mỹ, Úc, Hồng Kông, châu Âu.\
Các nhãn hiệu chính của Acecook có thể kể đến như mì gói, mì hoành thánh, Koshi, Rai Rai Tei Soy Sauce Ramen, Ringer Hut, mì cốc, bún, phở, súp, nước tương,…
2. Masan Consumer Holdings
Masan Consumer Holdings là một thành viên thuộc tập đoàn Masan được thành lập tại Việt Nam từ năm 1996. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng Masan Consumer Holdings vẫn khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong ngành FMCG của Việt Nam với hàng ngàn nhãn hiệu được người tiêu dùng tích cực đón nhận.
Các sản phẩm chủ yếu do Masan Consumer Holdings phân phối có thể kể đến như gia vị, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, đồ uống đóng chai. Khu vực hoạt động của Masan Consumer Holdings không chỉ dừng lại ở Việt Nam mà còn mở rộng ra thị trường nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nhật, Hà Lan, Đức,…
Trong thời gian hình thành và phát triển, Masan Consumer Holdings cũng không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm của mình bằng cách mua cổ phần, sáp nhập, hợp tác với nhiều công ty như Vinacafe, nước mắm Nam Ngư để trở thành công ty FMCG chiếm thị phần hàng đầu hiện nay.
3. Vinamilk
Vinamilk có tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối các sản phẩm sữa và các thiết bị máy móc liên quan.
Hơn 220.000 điểm bán tại Việt Nam và xuất khẩu sang 43 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy Vinamilk đang là doanh nghiệp FMCG đứng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa với thị phần lớn.
Các sản phẩm chính của Vinamilk bao gồm sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, sữa dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát,…
VI. Vì sao nên làm việc tại các công ty FMCG?
Có thể thấy, ngành FMCG đang phát triển và ngày càng mở rộng, do đó, nhu cầu tuyển dụng nhiều nhân sự để lấp đầy các vị trí từ R&D, Marketing, truyền thông đến công nhân vận hành nhà máy,… Đồng thời, ngành FMCG cũng yêu cầu lực lượng lao động có trình độ, lành nghề, sở hữu nhiều kỹ năng,… Đây là điều kiện tốt cho các bạn sinh viên tài năng, năng động tìm một công việc tốt ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bên cạnh đó, các công ty FMCG luôn có mạng lưới kết nối đa quốc gia, tạo điều kiện cho bạn giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhiều đối tác, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo tiền đề cho sự thăng tiến sau này.
VII. Các loại công việc trong ngành FMCG
Nếu quan tâm đến ngành FMCG và muốn trở thành một phần trong bộ máy vận hành của một công ty FMCG, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những nhóm công việc như quản lý sức khỏe và an toàn người tiêu dùng, quản lý kinh doanh, phân tích mua sắm, tìm nguồn cung ứng,…
1. Quản lý sức khỏe và an toàn người tiêu dùng
Công việc của một người thực hiện nhiệm vụ quản lý sức khỏe và an toàn người tiêu dùng đó là đảm bảo hàng hóa, sản phẩm phải đạt đúng tiêu chuẩn, có giấy phép lưu hành và kiểm định chặt chẽ bởi cơ quan có thẩm quyền. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất giúp công ty FMCG giữ được uy tín và dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
2. Quản lý kinh doanh
Quản lý kinh doanh hay quản lý bán hàng cũng là một vị trí đóng vai trò then chốt giúp công ty FMCG có thể tiếp cận với nhiều đại lý, nhà phân phối và khách hàng hơn. Đây cũng là một công việc đầy thú vị và thu hút nhiều sinh viên theo đuổi.
3. Phân tích mua sắm
Người làm công việc phân tích mua sắm đòi hỏi phải có những nghiên cứu, hiểu biết rõ về công ty FMCG cũng như hệ thống đối tác, đại lý, nhà phân phối nhằm thu thập thông tin, báo cáo về hành vi mua sắm của khách hàng cuối cùng. Từ đó giúp kiểm soát tốt đầu ra của doanh nghiệp FMCG.
4. Tìm nguồn cung ứng
Một trong những công việc cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong ngành FMCG có thể kể đến đó chính là tìm nguồn cung ứng. Vị trí này có nhiệm vụ tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho công ty vừa phải đảm bảo chất lượng vừa có giá thấp nhất để giảm thiểu chi phí. Công việc này thường phù hợp với những ai có tư duy chiến lược.
VIII. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG
Ngành FMCG là vô cùng rộng lớn với hàng triệu doanh nghiệp lớn, nhỏ trên toàn thế giới. Vì vậy mà cơ hội nghề nghiệp trong ngành này luôn rộng mở đối với sinh viên ở mọi khối ngành từ tự nhiên đến kinh tế – xã hội.
1. Brand Manager – Giám đốc thương hiệu
Brand Manager luôn được xem là những “superstar” trong doanh nghiệp khi đảm nhiệm công việc quản trị thương hiệu cho nghiệp. Đây sẽ là vị trí “đầu tàu” giúp kết nối mọi phòng ban lại với nhau, đặc biệt là làm việc trực tiếp với CMO – giám đốc Marketing để tối ưu hóa chuyển đổi khách hàng và tăng tỷ lệ hài lòng khi sử dụng sản phẩm cũng như trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Một số công việc chính mà Brand Manager cần làm có thể kể đến như:
- Nghiên cứu thị trường.
- Lập kế hoạch định kỳ cho thương hiệu.
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông.
- Lên ý tưởng, giám sát thiết kế bao bì sản phẩm, TVC.
- Quản lý bộ phận sáng tạo để đảm bảo tính nhất quán của hình ảnh và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu.
2. Sales Manager – Quản lý bán hàng
Sales Manager hay còn gọi là trưởng phòng kinh doanh với trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống kinh doanh, bán hàng của công ty. Sales Manager là người trực tiếp hướng dẫn, đào tạo và xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, am hiểu sản phẩm. Bên cạnh đó, trưởng phòng kinh doanh còn phải có khả năng đưa ra những định hướng, ý kiến nhằm tham mưu xây dựng chiến lược kinh doanh.
Một số công việc mà Sales Manager thường đảm trách có thể kể đến như:
- Quản lý nhân sự phòng kinh doanh.
- Lập kế hoạch, chiến lược bán hàng.
- Quản lý hoạt động bán hàng.
- Thiết lập chính sách liên quan đến bán hàng.
- Nghiên cứu hành vi mua sắm và sự hài lòng của khách hàng.
- Lập báo cáo doanh thu định kỳ.
3. Procurement Analyst – Chuyên viên phân tích quy trình
Một trong những câu trả lời cho câu hỏi những công việc trong ngành FMCG là gì đó chính là Procurement Analyst – Chuyên viên phân tích quy trình. Hiểu một cách đơn giản, đây là bộ phận đảm trách nhiệm vụ lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch mua hàng và duy trì hoạt động này của doanh nghiệp.
Người làm công việc Procurement Analyst cần phải có khả năng phân tích, tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với mục tiêu cũng như quy trình kinh doanh của công ty.
Một số công việc của chuyên viên phân tích quy trình thường bao gồm:
- Phân tích nhu cầu.
- Lập kế hoạch mua sắm.
- Đấu thầu và lựa chọn nhà cung cấp.
- Quản lý quan hệ với nhà cung cấp.
- Kiểm soát và đánh giá kết quả.
IX. Kỹ năng cần có khi làm việc trong Ngành hàng tiêu dùng nhanh
Để có thể trở thành một “mảnh ghép” quan trọng và có ích trong ngành FMCG, nhất thiết bạn phải trau dồi cho mình thật nhiều kinh nghiệm, kiến thức và đặc biệt là kỹ năng. Những kỹ năng này thường không được học nhiều tại các chương trình giảng dạy mà bạn phải được rèn dũa, đúc kết thông qua các công việc liên quan.
Trong đó, một số kỹ năng cần thiết nhất để làm việc trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng sắp xếp và tổ chức công việc, cuối cùng là kỹ năng giải quyết vấn đề.
1. Kỹ năng giao tiếp
Không chỉ riêng ngành FMCG mà bất kỳ ngành nghề nào cũng rất chú trọng đến kỹ năng giao tiếp. Bởi đây chính là cầu nối giúp bạn có thể truyền đạt, tiếp nhận thông tin giữa các phòng ban, vị trí khác nhau nhằm hoàn thành mục tiêu cuối cùng một cách mượt mà, trơn tru nhất.
Nhân sự làm việc trong ngành FMCG cần phải có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng, biết cách cư xử với đồng nghiệp, cấp trên. Việc giao tiếp hiệu quả trong quá trình làm việc cũng là phương tiện giúp bạn học hỏi và phát triển nhanh hơn trong ngành.
2. Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm mà bạn đang bán có nhiều ưu điểm và đáng mua nhất so với các sản phẩm khác trên thị trường cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Không chỉ vậy, nếu bạn làm việc tại các phòng ban khác không trực tiếp giao tiếp với khách hàng thì bạn cũng cần đến kỹ năng thuyết phục nhằm trình bày ý tưởng, ý kiến đóng góp cho chiến lược hoạt động của công ty.
3. Kỹ năng sắp xếp và tổ chức công việc
Kỹ năng sắp xếp và tổ chức công việc trong ngành FMCG là gì? Vì sao phải có? Đó là băn khoăn của nhiều người khi mới bắt đầu bước chân vào ngành. Lý do là bởi đây là một ngành có sự thay đổi, phát triển nhanh đến chóng mặt, kéo theo đó là cường độ làm việc cực kỳ cao. Nếu không biết cách sắp xếp và tổ chức công việc thì bạn sẽ cảm thấy bị quá tải, ảnh hưởng tinh thần và kết quả kinh doanh của công ty.
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Một kỹ năng khác cũng quan trọng không kém khi làm việc trong ngành FMCG đó chính là kỹ năng giải quyết vấn đề. Ngành FMCG vô cùng phát triển với rất nhiều cơ hội dành cho bạn, tuy nhiên đi kèm với đó là vô số vấn đề có thể phát sinh giữa công ty với đại lý, nhà phân phối, nhà cung cấp, khách hàng vả cả cấp trên, đồng nghiệp trong nội bộ.
Kỹ năng giải quyết vấn đề thường bao gồm khả năng sáng tạo, nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý rủi ro, kiểm soát cảm xúc và kỹ năng đưa ra quyết định. Dù làm việc ở phòng ban nào thì bạn cũng đều cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để mọi việc diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi.
X. Xu hướng thúc đẩy thị trường ngành FMCG tại Việt Nam
Khi đứng trước quyết định tham gia vào ngành, chắc hẳn nhiều bạn trẻ cũng rất muốn tìm hiểu xu hướng thúc đẩy thị trường hiện nay của ngành FMCG là gì. Trước bối cảnh các nền tảng mạng xã hội phát triển và thay đổi nhanh đến chóng mặt, ngành hàng FMCG không thể tiếp tục giữ nguyên những chiếc lược, đường lối hoạt động cũ, thay vào đó là hướng đến những mục tiêu khá.
1. Chú trọng xây dựng thương hiệu và nhãn hàng riêng
Người tiêu dùng được tiếp cận với các phương truyền thông, mạng xã hội ngày càng nhiều. Khách hàng cũng có xu hướng lựa chọn các nhãn hàng quen thuộc, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và được sử dụng bởi các nhân vật nổi tiếng.
Đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp ngành FMCG phải tích cực đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu, nhãn hàng riêng trên mọi phương tiện chứ không còn đơn thuần là xuất hiện trên các TVC và quầy kệ trong siêu thị.
Đây là một cơ hội để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn nhưng cũng là thách thức lớn cho các thương hiệu “sinh sau đẻ muộn”. Việc thu hút sự chú ý của công chúng có thể thông qua các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng, booking KOLs, KOCs review,…
2. Phát triển thương mại truyền thống
Bên cạnh các phương tiện truyền thống, nền tảng mạng xã hội thì việc tiếp cận khách hàng thông qua phương tiện thương mại truyền thống vẫn là cốt lõi giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc duy trì mạng lưới phân phối “offline” tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, đưa ra các chương trình chiết khấu, tri ân đại lý phù hợp.
3. Đô thị hóa ở vùng nông thôn
Thị trường nông thôn Việt Nam cũng được xem là “đại dương xanh” của ngành FMCG khi các cuộc cạnh tranh chiếm thị phần chưa thực sự bùng nổ. Tuy nhiên, nền kinh tế ngày càng phát triển giúp cho nông thôn dần trở thành các đô thị, nhu cầu mua sắm của người dân từ đó cũng tăng cao.
Đây sẽ là “miếng bánh ngon” mà bất kỳ doanh nghiệp FMCG nào cũng muốn trở thành người tiên phong giành lấy trước khi bị chiếm bởi một đối thủ khác.
Với những thông tin được đề cập đến trong bài viết, chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi FMCG là gì cũng như những thông tin liên quan đến ngành. Ngành FMCG vô cùng phát triển và vẫn sẽ chiếm vị thế lớn trong thị trường trong tương lai, vì vậy mà cơ hội nghề nghiệp của bạn vẫn luôn rộng mở. Hãy luôn không ngừng trau dồi bản thân để có thể trở thành một “mảnh ghép” tuyệt vời trong ngành FMCG bạn nhé!
The post FMCG là gì? Các loại công việc trong ngành FMCG appeared first on Công ty SEO GOBRANDING.
from Công ty SEO GOBRANDING
via Go Branding
Không có nhận xét nào