Chiến Lược Marketing Là Gì? Cách Xây Chiến Lược Marketing Cho Doanh Nghiệp
Chiến lược Marketing là một trong những nhân tố quyết định thành công của một doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều người bỏ không ít thời gian và tiền bạc vào hạng mục này. Chiến lược marketing hiệu quả cao sẽ giúp thương hiệu vững chắc, có lượng khách hàng tiềm năng cao hơn. Cách xây dựng chiến lược Marketing, tìm hiểu các chiến lược thành công của các thương hiệu lớn sẽ được Mona Media chia sẻ ở nội dung bên dưới.
Chiến lược Marketing là gì?
Theo cha đẻ của marketing hiện đại – Giáo sư Marketing Philip Kotler:
Chiến lược marketing được hiểu là một hệ thống các luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ để chỉ đạo tổ chức hay đơn vị nhằm tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình có liên quan tới thị trường mục tiêu hệ thống Marketing Mix cũng như mức chi phí Marketing.
Hiểu đơn giản thì chiến lược Marketing chính là một bản kế hoạch tiếp thị tổng hợp nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận nhiều người dùng hơn, tạo chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp thường sẽ bao gồm:
- Tuyên bố giá trị doanh nghiệp
- Thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng
- Những thông tin liên quan tới khách hàng mục tiêu
- Phương pháp Marketing
Tại sao bạn cần xây dựng chiến lược Marketing?
Bất kỳ công việc nào khi được triển khai theo một kế hoạch được thiết lập trước đều sẽ được thực hiện dễ dàng và có tỷ lệ thành công cao. Với Marketing cũng không ngoại lệ.
Một doanh nghiệp nếu không xác định được mục đích, có kế hoạch triển khai, đối tượng triển khai, thành phần, kênh triển khai và phương pháp triển khai các chiến dịch Marketing phù hợp sẽ khó mà đạt được hiệu quả.
Ngược lại, doanh nghiệp có thể sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc vào hoạt động truyền thông không mang lại hiệu quả rõ ràng. Chưa kể nó còn gây nhiều tổn thất nghiêm trọng ảnh hưởng tới thương hiệu nếu con đường bạn đi không đúng đắn và không có phương hướng để khắc phục hậu quả tốt.
Chính vì vậy, trước khi bắt đầu làm Marketing, bạn cần phải thực hiện bước đầu tiên đó là xây dựng chiến lược Marketing. Bước này sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng đường đi rõ ràng, chính xác. Đồng thời, dựa vào chiến lược này, nhà tiếp thị có thể quản lý các hoạt động của doanh nghiệp và phân bổ nguồn lực hợp lý.
Sau từng chiến dịch, nhà tiếp thị có thể đối chiếu và điều chỉnh những yếu tố chưa phù hợp, chưa tốt để quá trình tiếp thị đạt được hiệu quả tốt nhất, hướng đến đích đạt được mục tiêu mong muốn.
Xây dựng chiến lược Marketing mang lại những lợi ích gì?
Việc lên chiến lược Marketing bài bản sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc tiếp thị chuyên nghiệp, đúng hướng, tối ưu thời gian và chi phí hiệu quả.
Đăc biệt, khi xây dựng chiến lược Marketing phù hợp, doanh nghiệp nhận về nhiều lợi ích, cụ thể như:
Hiểu rõ khách hàng, thị trường và đối thủ
Chiến lược Marketing sẽ được xây dựng dựa trên quá trình nghiên cứu, phân tích thị trường bài bản, chi tiết.
Thông qua quá trình này, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về ngành hàng, tình hình doanh nghiệp và vị thế doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp cũng sẽ biết được đối thủ của doanh nghiệp là ai, họ đang làm Marketing và kinh doanh như thế nào…
Từ đó, doanh nghiệp có thể học hỏi, rút ra bài học, có phương án tiếp thị phù hợp với ngành hàng, tiếp cận đối nhất đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Gia tăng nhận thức và uy tín của thương hiệu với khách hàng
Xây dựng và phát triển thương hiệu là công việc vô cùng nan giải, đòi hỏi thời gian dài cùng với chiến lược phù hợp.
Khi bạn xây dựng được chiến lược Marketing đúng đắn, bạn sẽ biết cách để tiếp cận khách hàng mục tiêu, cách hiển thị nhằm tăng nhận thức cũng như xây dựng uy tín cho thương hiệu.
Giúp phân bổ tài chính hợp lý cho doanh nghiệp
Một kế hoạch Marketing bài bản, chi tiết sẽ bao gồm cả việc phân bổ nhân lực và ngân sách cho từng hạng mục tiếp thị. Nhờ có chiến lược này, doanh nghiệp dự trù và cân đối tốt ngân sách, chi phí đầu tư cho Marketing. Điều này góp phần giúp cân bằng tài chính cho doanh nghiệp hiệu quả.
Tăng sự tương tác, xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng
Chiến lược Marketing hiệu quả góp phần gia tăng sự hiện hữu của doanh nghiệp trong trí nhớ khách hàng, giúp họ hiểu rõ nét và chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
Phân tích chân dung khách hàng, thấu hiểu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp biết cách làm sao cung cấp thông tin đúng đối tượng, để họ thực hiện hành động, đưa ra quyết định cụ thể.
Như vậy, chiến lược Marketing cũng góp phần quan trọng để tạo tương tác, xây dựng cũng như duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Một doanh nghiệp có chiến lược Marketing đúng đắn và những phương án tiếp thị khéo léo thì sẽ tạo nên được mối quan hệ tốt với khách hàng. Đây cũng là cốt lại tạo nền móng bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tăng doanh thu, lợi nhuận
Điều tiên quyết của Marketing đó là phải tạo ra giá trị lợi nhuận. Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp nhiều người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng và thu về doanh thu từ đó.
Điểm khác nhau giữa chiến lược Marketing và kế hoạch Marketing
Hai khái niệm chiến lược marketing và kế hoạch marketing đôi lúc sẽ tạo nên nhiều nhầm lẫn. Chúng tôi sẽ phân biệt 2 lĩnh vực này để các bạn hiểu dễ dàng hơn:
Chiến lược Marketing là nghiên cứu thị trường để đưa ra các kế hoạch marketing cụ thể. Chiến lược Marketing sẽ nghiên cứu phân khúc khách hàng, thị trường tiềm năng, xu thế xã hội, vị trí địa lý và thói quen của khách hàng…
Kế hoạch Marketing là việc đưa ra các mục tiêu sẽ đạt được và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Chúng sẽ là các kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu từ việc nghiên cứu ở chiến lược marketing. Kế hoạch phát triển thị trường, mở rộng thương hiệu, tác động đúng đối tượng khách hàng sẽ không thể hoàn hảo nếu thiếu chiến lược marketing.
Nói tóm lại, 2 lĩnh vực này cần kết hợp với nhau để hoạt động. Bắt đầu từ các chiến lược marketing. Dựa vào dữ liệu và phân tích này để đề ra các kế hoạch marketing. Bước cuối cùng để tạo nên sự thành công chính là việc thực hiện theo các chiến lược và kế hoạch đó.
->Tham khảo: Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow vào phân khúc khách hàng.
Các loại chiến lược Marketing
Chiến lược về sản phẩm (Product)
Để xác định bạn nên bán những gì, bạn phải tìm hiểu chi tiết nhu cầu của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm, dịch vụ đó và điều chỉnh sản phẩm sẽ bán đáp ứng những nhu cầu đó.
Cách đáp ứng mong đợi của khách hàng sẽ giúp bạn có được nhiều cơ hội để họ mua hàng của bạn và giới thiệu bạn tới nhiều khách hàng hơn cũng như quay lại mua lần nữa trong tương lai.
Một số điểm quan trọng cần xem xét khi thiết kế sản phẩm:
1/ Bạn sẽ sản xuất hàng loạt hay theo đơn đặt hàng? Sẽ cung cấp sản phẩm giống nhau cho mọi người mua hay cung cấp sản phẩm riêng biệt theo nhu cầu khách hàng?
2/ Sản phẩm của bạn kinh doanh là loại mặt hàng gì?
- Hàng tiện dụng – mua thường xuyên với chi phí thấp (kem, thuốc lá, gạo, muối, nước,…)
- Hàng mua sắm – có sự cân nhắc và so sánh nhiều giữa các đơn vị, thương hiệu (quần áo, điện tử, đồ gia dụng,…)
- Hàng đặc biệt – chỉ mua vài lần như những món đồ quá đặt tiền, mặt hàng xa xỉ (xe máy, đồ cổ, kim cương, truyện tranh,…)
- Loại hàng thụ động – thứ người tiêu dùng không hề biết đến và mong muốn mua trừ xuất hiện trường hợp đặc biệt (bảo hiểm, dịch vụ mai táng, bình chữa cháy).
Hiểu rõ được sản phẩm của bạn thuộc loại nào sẽ giúp bạn định giá, định nơi bán, phân phối và quảng bá sản phẩm ở đúng nơi, đúng người và đúng thời điểm.
3/ Sản phẩm mới hay đã tồn tại trên thị trường?
4/ Chất lượng sản phẩm của bạn?
Dù lỗi lớn hay nhỏ thì sản phẩm của bạn vẫn có thể khiến cho mọi người thất vọng, làm doanh thu giảm sút. Bởi vậy, hãy đảm bảo sản phẩm của bạn không có bất kỳ phản hồi xấu nào bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:
- Sản phẩm của bạn có đáp ứng nhu cầu khách hàng hay không?
- Các tính năng có đáp ứng nhu cầu trên?
- Khách hàng sử dụng sản phẩm như thế nào?
- Vẻ ngoài, bao bì sản phẩm trông thế nào?
- Khách hàng có thể trải nghiệm thử sản phẩm trước khi mua không?
- Kích thước, màu sắc, tên sản phẩm có thực sự thu hút?
- Sản phẩm có gì khác biệt so với đối thủ?
Chiến lược về giá (Price)
Chi phí để bạn bán sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán ra.
- Nếu bạn bán với giá thấp, sẽ có nhiều người mua nhưng đồng nghĩa sản phẩm của bạn chất lượng thấp và sẽ có lợi nhuận ít.
- Nếu giá sản phẩm cao, khách hàng có thể mua ít hoặc mua số lượng nhỏ, nhưng bạn sẽ tập trung hơn vào chất lượng.
Để xác định chi phí của sản phẩm, bạn cần xem xét:
- Chi phí của sản phẩm (chi phí cố định và chi phí biến đổi)
- Giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
- Số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn.
Biết những yếu tố trên, bạn sẽ xác định được lợi nhuận thu về từ hàng hóa và dịch vụ của bạn.
Ngoài các yếu tố trên, bạn có thể xác định giá cả cho sản phẩm dựa vào thị phần, độ cạnh tranh như:
- Giá trị mà sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng là gì?
- Có nên giảm giá cho phân khúc khách hàng cụ thể không?
- Mức giá của bạn cao hay thấp hơn đối thủ?
- Hình thức thanh toán và thời hạn thanh toán?
Chiến lược về kênh phân phối (Place)
Địa điểm, nơi mà bạn sẽ bán sản phẩm đó là ở đâu và cách phân phối sản phẩm như thế nào?
- Bạn bán trực tiếp hay giao cho đại lý, nhà bán lẻ khác?
- Nếu tự bán sản phẩm thì bạn sẽ bán qua đâu? Internet, email hay một cửa hàng offline?
- Địa điểm bạn chọn có thuận tiện để khách hàng ghé thăm, có quy tụ nhiều khách hàng tiềm năng không?
Cho dù bạn mới bắt đầu kinh doanh, việc xem xét một phương thức phân phối mới sẽ là hữu ích với bạn.
- Lựa chọn và thiết lập địa điểm ổn định.
- Quản lý chuỗi cung ứng tạo nên quy trình liền mạch từ khâu chuẩn bị tới sản xuất, giao hàng và tiêu thụ.
- Xuất khẩu là bước phát triển công ty, mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Chiến lược về khuyến mãi (Promotion)
Promotion là chiến lược quảng bá sản phẩm đến nhiều người dùng nhất. Để khách hàng mua hàng của bạn, bạn cần để họ biết về nó, có ấn tượng tích cực và tin chắc rằng họ cần hay muốn sản phẩm của bạn.
Có rất nhiều chiến thuật bạn có thể sử dụng để quảng bá sản phẩm tới khách hàng tiềm năng như:
- Quảng cáo truyền thông qua truyền hình, đài phát thanh, biển, bảng quảng cáo, tạp chí,…
- Quảng cáo trên internet, social media, các kỹ thuật quảng cáo online khác.
- Tham gia triển lãm/hội chợ thương mại và các sự kiện.
- In tờ rơi quảng cáo.
- Marketing trực tiếp qua điện thoại, email Marketing.
Phương pháp quảng bá nào phù hợp sẽ dựa vào ngân sách và khách hàng tiềm năng của bạn. Hãy chắc chắn bạn đang quảng cáo sản phẩm ở nơi mọi người sẽ nhìn thấy nó.
Ba điều quan trọng giúp cho chiến lược quảng bá sản phẩm/dịch vụ của bạn thành công đó là bao bì, thông điệp và hình ảnh thương hiệu của bạn.
- Bạn nên suy nghĩ tới bao bì đóng gói như thế nào đẹp mắt, dễ thu hút, dễ hiểu và dễ truyền tải thông điệp.
- Thông điệp của bạn cần thuyết phục được người tiêu dùng rằng họ cần và nên mua sản phẩm bởi nó mang lại những giá trị cần thiết.
- Thương hiệu của bạn cần đủ hấp dẫn để họ nhớ đến, nghĩ đến và đưa ra quyết định mua hàng hay giới thiệu cho người quen.
Bên cạnh 4 yếu tố chính (4Ps) thì năm 1981, Bernard Booms và Mary Bitner đã nâng cấp mô hình “4Ps” thành “7Ps”. Họ bổ sung 3 yếu tố bao gồm:
- Person – Con người
- Process – Quy trình
- Physical Evidence – Trải nghiệm thực tế
->Xem thêm: 7P trong Marketing là gì? Ứng dụng 7P Marketing Mix vào thực tế
Điểm khác nhau giữa chiến lược Marketing và kế hoạch Marketing
Các loại chiến lược Marketing
Hiện nay có rất nhiều chiến lược Marketing được áp dụng. Trong đó, bạn sẽ gặp các chiến lược cơ bản được sử dụng phổ biến như bên dưới đây.
Chiến lược Marketing mix
Đây là chiến lược Marketing phổ biến nhất. Chiến lược Marketing Mix (hay chiến lược 4Ps) đã được chúng tôi nhắc tới ở bên trên.
Chiến lược này bao gồm 4 yếu tố:
- Sản phẩm – Product
- Giá – Price
- Địa điểm – Place
- Quảng bá – Promotion.
Chiến lược Marketing phân khúc
Chiến lược Marketing phân khúc sử dụng những phân khúc khác nhau của thị trường để thực hiện và triển khai các triển dịch nhằm tối ưu hiệu quả tiếp thị.
Nhìn chung, có 3 nhóm phân khúc khách hàng chính mà nhà tiếp thị có thể cân nhắc để xây dựng chiến lược:
- Phân khúc khác biệt hóa: Ngân sách chi phí cao nhưng mang lại hiệu quả nhất bởi tập trung vào tính độc đáo, khác biệt trên thị trường để hướng tới thỏa mãn các nhu cầu, vấn đề của phân khúc khách hàng mục tiêu.
- Phân khúc tập trung: Là tập trung vào một nhóm khách hàng với phạm vi xác định để tối ưu ngân sách, chi phí và khả năng chuyển đổi.
- Phân khúc đại trà: Sử dụng cho chiến lược mang tính phổ biến để bao phủ nhiều đối tượng khác nhau.
Chiến lược Digital Marketing
Đây cũng là một chiến lược được sử dụng phổ biến hiện nay. Lợi thế của chiến lược này là tận dụng nhiều yếu tố từ mạng internet để tối ưu hiệu quả truyền thông.
Thông qua đó, chiến lược thực hiện có thể thu hút các đối tượng mục tiêu, tăng khả năng chuyển đổi mua hàng tự nhiên thông qua phát triển nội dung, mạng xã hội,…
Tuy nhiên, để chiến lược Digital Marketing mang lại thành công thì bạn cần lên kế hoạch toàn diện, đầy đủ từ bước xác định mục tiêu đến bước thực thi cụ thể. Đồng thời, bạn cũng cần xác định được các chỉ số đo lường hiệu quả để triển khai các giải pháp một cách kịp thời, giúp chiến lược Digital Marketing được tối ưu hơn.
Hiện nay việc sử dụng chiến lược Marketing làm chiến lược chính cho việc quảng bá thương hiệu cũng như tăng doanh thu bán hàng không còn là điều mới lạ nữa. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất của Digital Marketing đó là SEO. Mona Media chuyên cung cấp những dịch vụ về website như là thiết kế website, dịch vụ SEO giúp đưa doanh nghiệp của bạn lên TOP1 của công cụ tìm kiếm Google.
Chúng tôi đã có hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực website và thực hiện hơn 300+ dự án, có hơn 10,000 khách hàng. Tham khảo ngay dịch vụ SEO tổng thể của chúng tôi ở bên dưới đây.
Chiến lược Marketing cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh thường tập trung toàn bộ nguồn lực để gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ của doanh nghiệp và thương hiệu trên thị trường.
Muốn làm được điều này, thương hiệu và doanh nghiệp cần phải nghiên cứu chuyên sâu về đối thủ của mình để tìm ra chiến lược cạnh tranh phù hợp.
Tùy vào vị thế, thị phần của doanh nghiệp trong thị trường mà doanh nghiệp có thể cân nhắc tới các chiến lược cụ thể.
- Thực hiện chiến lược duy trì vị thế nếu doanh nghiệp đã vượt trội hơn so với đối thủ.
- Thực hiện tăng lợi thế sản phẩm, dịch vụ và mở rộng thị trường theo chiều dọc/ngang nếu trong trường hợp doanh nghiệp có thị phần thấp hơn đối thủ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc trường hợp xảy ra ảnh hưởng xấu có thể dẫn tới khủng hoảng truyền thông trong quá trình triển khai chiến lược cạnh tranh.
Chiến lược Content Marketing
Content Marketing là hình thức sáng tạo những nội dung giá trị thực sự và hữu ích. Nó bao gồm văn bản, hình ảnh, video, podcast,… nhằm thu hút khách hàng.
Thay vì lôi kéo khách hàng một cách bị động như đầu tư vào quảng cáo khắp các mặt báo, phương tiện truyền thông, bảng hiệu thì với chiến lược Content Marketing sẽ chủ động và khéo léo hơn trong thuyết phục khách hàng tiềm năng.
Chiến lược Content Marketing sẽ tập trung vào việc tạo giá trị hữu ích, thực tế, sáng tạo nội dung chất lượng để khách hàng tự tìm đến thương hiệu, thực hiện một số bước chuyển đổi, chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao trải nghiệm cho người dùng.
Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái, chủ động đưa ra quyết định mua hàng và trung thành với thương hiệu lâu hơn, giải quyết mọi khúc mắc, bỏ sự cảnh giác so với cách quảng cáo truyền thống.
Chiến lược Marketing cho sản phẩm
Khi có một sản phẩm mới ra mắt, sản phẩm cần đẩy mạnh thì bạn nên có chiến lược Marketing riêng cho sản phẩm đó. Điều này là rất quan trọng với mỗi cá nhân hay doanh nghiệp khi kinh doanh.
Bởi theo thống kê từ chuyên gia, mỗi năm có hơn 20.000 sản phẩm mới được tung ra thị trường nhưng số lượng sản phẩm thành công chỉ chiếm 15%. Hãy đảm bảo bạn có một chiến lược hoàn hảo.
Một số chiến lược Marketing cho sản phẩm bạn có thể tham khảo như:
- Chiến lược Marketing giá thấp
- Chiến lược tập trung vào giá trị sản phẩm
- Xây dựng chương trình khuyến mãi
Chiến lược Marketing cho khuyến mãi
Khuyến mãi là những chiến lược giúp nâng cao nhận thức và tăng doanh số bán hàng. Có nhiều loại chiến lược khuyến mãi khác nhau, nhưng các yếu tố chính của một chiến lược khuyến mãi thành công sẽ bao gồm:
- Khách hàng mục tiêu
- Ngân sách
- Mục tiêu khuyến mãi
Có rất nhiều chiến lược có thể áp dụng vào Marketing cho khuyến mãi như:
- Phát hành Voucher, coupon
- Phiếu chiết khấu
- Dùng người có tầm ảnh hưởng
- Hợp tác với thương hiệu khác
- Khuyến mãi thông qua email
- Tổ chức các cuộc thi, chương trình rút thăm trúng thưởng
- Chương trình cho khách hàng thân thiết
- Phong trào từ thiện
- Mẫu, quà tặng miễn phí, phiếu giảm giá,…
Có rất nhiều chiến lược để áp dụng vào quá trình kinh doanh, nhưng làm sao để xây dựng được một chiến lược Marketing thực sự hiệu quả?
8 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Có rất nhiều cách để tạo nên các chiến lược marketing hiệu quả. Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự thành công của bạn.
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu của chiến lược
Mục tiêu Marketing thường có thể bao gồm một hoặc nhiều hơn mục tiêu cụ thể như:
- Thương hiệu
- Doanh số bán hàng
- Vị trí trên thị trường
- Chỉ tiêu tài chính
- Sản phẩm
Bước 2: Xác định và nghiên cứu phân khúc thị trường
Đây là bước thứ 2 bạn cần làm sau khi xác định được mục tiêu của chiến lược.
Để quá trình phân tích dễ dàng và chính xác, bạn nên áp dụng các công cụ nghiên cứu Marketing như: Ansoff, Pestle, SWOT, Porter 5 Forces,…
Bước 4: Xác định và nghiên cứu về khách hàng mục tiêu
Hãy bắt đầu từ việc nghiên cứu thói quen của khách hàng, sở thích và các mong muốn về sản phẩm/dịch vụ. Nghiên cứu sâu vào nguồn khách hàng mục tiêu để hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ phù hợp với các đối tượng này. Bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng nên lấy khách hàng làm đối tượng trung tâm.
Các vấn đề liên quan đến giới tính, độ tuổi, sở thích, nơi sống, địa vị xã hội và cả trình độ học vấn đều nên nghiên cứu và phân tích. Bạn sẽ suy được tính cách và động lực mua hàng của họ dễ dàng hơn.
Mối quan tâm của một khách hàng đến sản phẩm/dịch vụ cao. Bạn tung ra đúng nhu cầu đó của khách hàng chắc chắn sẽ tạo nên nhu cầu mua sắm lớn, kích cầu chuyển đổi hành động cao.
Có thể tạo các landing page, CTA hoặc form điền thông tin, lấy thông tin từ Cookie của khách hàng để insight khách hàng và vẽ đúng chân dung khách hàng của bạn.
Ngoài ra, thói quen sử dụng internet, giờ online, các kênh tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của khách hàng cũng vô cùng quan trọng. Nghiên cứu càng sâu về khách hàng mục tiêu bạn sẽ có những chiến lược marketing và kế hoạch marketing phù hợp.
Bước 4: Xác định rõ đối thủ cạnh tranh
Bạn phải luôn đi trước đối thủ cạnh tranh của mình. Phải có những chiến lược táo bạo, nổi bật hơn đối thủ. Khi so sánh 2 thương hiệu cùng một sản phẩm/dịch vụ khách hàng sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí về thứ hạng website, mức lan tỏa của thương hiệu, giá thành, chiến lược kinh doanh… Vì thế bạn phải nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh của mình trên mọi phương diện.
Việc tìm hiểu những chiến lược họ làm tốt hơn bạn, những điểm mà họ thua kém bạn sẽ giúp bạn khai thác thời cơ và cải thiện doanh nghiệp của mình tốt hơn.
Nên tìm hiểu các kênh marketing mà đối thủ đang hoạt động. Phân tích các chiến lược marketing trên các kênh này. Thời điểm đăng, các họ tạo nội dung và sự kiện cho sản phẩm của họ. Đặc biệt, đi sâu vào nghiên cứu các gói từ khóa họ đang sử dụng, hình thức SEO giúp họ tăng thứ hạng…
Hiện nay cũng có rất nhiều công cụ hỗ trợ để tìm hiểu đối thủ. Bạn có thể dùng các công cụ đó. Hoặc cũng có thể trở thành “khách hàng” của họ để nhận email, inbox trên các trang cá nhân của bạn. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi thường xuyên được chiến lược và các kế hoạch marketing, sự kiện của họ dễ dàng hơn.
Bước 5: Xây dựng chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing sẽ bao gồm rất nhiều chiến lược nhỏ mà bạn phải xây dựng được từng chiến lược đó như:
- Chiến lược về giá
- Chiến lược về sản phẩm
- Chiến lược về phân phối
- Chiến lược về quảng bá
- Chiến lược về con người
- Chiến lược về kỹ thuật
- Chiến lược thương hiệu
- Chiến lược hậu cần kho vận
- Chiến lược tạo giá trị cho khách hàng
Bước 6: Triển khai chiến lược Marketing
Sau khi xây dựng chiến lược Marketing thành công, bạn cần xây dựng được kế hoạch triển khai và thực hiện.
- Kế hoạch dự trù bán hàng
- Kế hoạch tính giá và lãi gộp
- Đặt hàng và giao hàng
- Quản trị quan hệ khách hàng
- Truyền thông Marketing
- Tổ chức kênh
- Đầu tư vốn
- Chuẩn giá trị khách hàng
- Kế hoạch bán hàng
- Tổ chức sản xuất và cung ứng
- Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật
Bước 7: Sử dụng chiến lược Marketing Funnel
Một bước cực kỳ quan trọng mà nhiều đơn vị sẽ không chia sẻ tới bạn trong việc xây dựng chiến lược Marketing đó là chiến lược phễu Marketing.
Phễu Marketing là mô hình đơn giản hóa, thể hiện hành trình của khách hàng mục tiêu đến với sản phẩm/dịch vụ hay doanh nghiệp. Trong phễu này, khách hàng là trung tâm.
Với một chiến lược Marketing thì việc nắm được cách người tiêu dùng của mình chảy qua phễu tiếp thị sẽ là điều quan trọng hơn cả. Trên thực tế, quy trình này sẽ hơi lộn xộn vì hành vi người tiêu dùng sẽ khá đa dạng.
Nhưng chủ yếu ở đây là nội dung và mục tiêu hướng tới từng giai đoạn phải xây dựng phải rõ ràng, thương hiệu của bạn lúc đó mới có thể gặp được khách hàng ở mọi nơi và mọi giai đoạn của quy trình Marketing.
->Tham khảo: Marketing Funnel là gì? Cách xây dựng phễu Marketing cho doanh nghiệp
Bước 8: Đánh giá và đo lường chiến lược Marketing từng giai đoạn
Đây là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Bởi sau mỗi chiến lược Marketing, từng giai đoạn của chiến lược bạn cần phải đánh giá, phân tích, đo lường hiệu quả chiến lược.
Từ đó, bạn sẽ biết có những khâu, bước, phương pháp nào mình áp dụng chưa đúng hay chưa tốt để tối ưu nhằm mang tới hiệu quả Marketing tốt nhất.
-> Tìm hiểu thêm: Mô hình SMART là gì? Cách ứng dụng mô hình SMART trong kinh doanh
Chiến lược Marketing của các thương hiệu nổi tiếng
Chiến lược Marketing của các thương hiệu nổi tiếng
Mọi doanh nghiệp khi có chiến lược Marketing bài bản và đúng đắn đều sẽ gặt hái được thành công khi kinh doanh. Và đã có không ít minh chứng cho luận điểm này. Hãy xem cách mà những thương hiệu dưới đây tạo nên tên tuổi của họ.
Chiến lược Marketing của Apple
Apple từ lâu đã không phải chi quá nhiều tiền cho quảng cáo sản phẩm mới nhờ chiến lược Marketing nổi tiếng của họ.
Họ dựa vào chiến lược tạo ra tin đồn hay còn gọi là Marketing truyền miệng để khiến người dùng sốt sắng, chờ mong sản phẩm sắp ra mắt của họ.
Theo tin từ Bloomberg, kể từ chiếc điện thoại iPhone thế hệ đầu tiên ra đời vào năm 2007, báo chí truyền thông đã đặc biệt yêu mến các sản phẩm của “nhà Táo”. Không cần công ty phải quảng cáo, giới truyền thông đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới của hãng.
Các thời điểm sau đó, những sản phẩm mới ra đời của Apple luôn được khai thác nhanh chóng. Dù cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho những chiếc iPhone mới sắp ra mắt trở thành “siêu phẩm”.
Apple cũng tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì trượt’ và tâm lý “ăn theo” cho khách hàng.
Và trên thực tế, chiến lược này của Apple thực chất đã xuất hiện từ những năm 1984 trong mẫu quảng cáo “Big Brother”. Và một thông điệp đã được truyền tải tới cả thế hệ “Throw off your shackles. Break the status quo. Think different”.
Chiến lược Marketing của Chanel
Chanel nổi tiếng với chiến lược 3 không: Không giám giả – không bán hàng trên mạng xã hội – không quan tâm đối thủ cạnh tranh.
Cũng chính nhờ chiến lược này, họ tạo nên sự khác biệt và góp phần tạo nên thành công của họ cho tới hiện tại.
- Về chiến lược sản phẩm: Họ xây dựng dòng sản phẩm theo phong cách riêng, thanh lịch, nhã nhặn, không chạy theo bất kỳ xu hướng nào.
- Không quan tâm đối thủ cạnh tranh: Dù đối thủ có những động thái về sản phẩm hay truyền thông, Channel đều cứ một mình một đường, làm tốt việc của mình.
- Mạng xã hội là nơi để Channel thể hiện đẳng cấp, không phải để bán hàng. Họ cũng không thường xuyên phản hồi với những bình luận mà tập trung vào chăm sóc khách hàng tới chọn đồ của họ. Họ định vị thương hiệu với cách ứng xử sang trọng, hơi kiêu kỳ nhưng là sự khác biệt.
Chiến lược Marketing của Colgate
Thay vì chỉ là một kem đánh răng thông thường, Colgate chọn cách tiếp cận khách hàng rất khác trong nhiều năm, và đặc biệt là dùng để giáo dục người tiêu dùng thay thế.
Chiến lược của họ được gọi là chiến lược Tạo niềm tin. Các chiến lược này đã giúp cho thương hiệu Colgate không chỉ bán các loại kem đánh răng mà còn trở thành thương hiệu hàng đầu, đáng tin cậy nhất trên thế giới về vấn đề răng miệng.
Họ bắt đầu tập trung vào chăm sóc răng chuyên sâu, cung cấp những thông tin và video về vệ sinh răng miệng đúng cách. Họ chia sẻ những thông tin giá trị cho người dùng về cách chải răng, giữ gìn vệ sinh răng miệng khỏe, cách dùng chỉ nha khoa, ngăn ngừa sâu răng,…
Người dùng nhận về những thông tin hữu ích, miễn phí, họ tìm hiểu và áp dụng. Từ đó, một thương hiệu bán kem đánh răng trở thành thương hiệu giáo dục, giải quyết vấn đề cuộc sống và họ tạo dựng niềm tin tuyệt đối với khách hàng.
->Tham khảo: Performance Marketing Là Gì? Các hình thức Performance Marketing phổ biến
Chiến lược Marketing của Bitis
Một thương hiệu quen thuộc với người Việt đã tạo cú lội ngược dòng trong năm 2017 thông qua những sự kiện, chiến dịch truyền thông và viral video nổi bật.
Với chiến lược Marketing đỉnh cao bằng viral video đã giúp thương hiệu thu về doanh thu khủng, tạo bước tiếng vang dội trên thị trường dày việt.
Để có được thành công này, Biti’s đã áp dụng công thức truyền thông AIDA một cách bài bản và hấp dẫn cho chiến lược Marketing nổi tiếng của mình.
Câu hỏi thường gặp về chiến lược Marketing
Có thể cùng lúc chạy nhiều chiến lược Marketing được không?
Chạy cùng lúc nhiều chiến lược Marketing sẽ là một phép thử để giúp bạn tìm ra chiến lược hiệu quả. Tuy nhiên, hãy đảm bảo mỗi chiến lược bạn đều có sự đầu tư bài bản và nghiên cứu kỹ lưỡng để chắc rằng nó phù hợp với doanh nghiệp. Khi bạn đã tìm ra chiến lược Marketing phù hợp, bạn nên tập trung vào chiến lược đó để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Chiến lược Marketing có ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp không?
Câu trả lời của Mona là có ảnh hưởng. Không những chiến lược Marketing ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn là ảnh hưởng rất lớn. Bởi vì nếu doanh nghiệp của bạn có một sản phẩm tốt, mà không có khách hàng nào đến với bạn để mua và sử dụng sản phẩm của bạn thì doanh nghiệp của bạn cũng sẽ sớm phá sản.
Việc có một chiến lược Marketing được đầu tư bài bản và phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách nhanh chóng. Đồng thời mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận khủng lồ cho doanh nghiệp.
Chạy một chiến lược Marketing có tốn nhiều chi phí không?
Chi phí của chiến lược Marketing nhiều hay ít tùy vào quy mô, cách thức triển khai. Và trong quá trình lên chiến lược, bạn cũng cần chú ý tới ngân sách và mục tiêu kinh doanh của mình. Đây là hai yếu tố quan trọng để bạn định hướng xây dựng chiến lược Marketing đúng đắn.
Chiến lược marketing đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu. Bạn cần hiểu rõ bản chất của các chiến lược marketing và áp dụng tốt thì mới có thể mang lại hiệu quả cao. Hy vọng thông tin mà Mona mang lại cho bạn là thông tin hữu ích.
Bài viết Chiến Lược Marketing Là Gì? Cách Xây Chiến Lược Marketing Cho Doanh Nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mona Media.
from Mona Media
via Mona Media
Không có nhận xét nào