Google Search Ads là gì? Các tiêu chí đạt điểm chất lượng cao
Quảng cáo Google Search chính là một cuộc cạnh tranh mà không phải nhà quảng cáo nào có nhiều tiền hơn sẽ giành được ưu thế. Bởi Google luôn có những luật chơi riêng hướng đến giá trị thực sự cho người dùng. Trước khi bắt đầu triển khai, mỗi doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất Google Search Ads để tối ưu chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả chiến dịch. Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu Google Search Ads là gì? Các tiêu chí đạt điểm chất lượng cao.
1. Google Search Ads (quảng cáo tìm kiếm) là gì?
Google Search Ads (hay quảng cáo mạng tìm kiếm) là một hình thức chi tiền cho Google để thông tin được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERPS), khi có khách hàng search các từ khóa về sản phẩm đang quảng cáo.
Các mẫu quảng cáo Google Search hiện chiếm lĩnh 7 vị trí đắc địa trên trang nhất gồm có: 4 vị trí đầu trang và 3 vị trí ở cuối trang. Bạn có thể nhận dạng các vị trí hiển thị từ hình thức quảng cáo so với vị trí hiển thị tự nhiên thông qua ký hiệu Quảng cáo, QC hoặc ADS.
Ví dụ: khi bạn đang có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm rèm cửa và tiến hành tìm kiếm trên Google với từ khóa rèm vải, bạn nhận được kết quả như hình bên dưới.
Bạn có thể thầy 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối trang được hiển thị với ký hiệu Quảng cáo. Đây là kết quả quảng cáo từ các chiến dịch Google Search của các nhà quảng cáo khác nhau. Các vị trí còn lại là các kết quả hiển thị tự nhiên.
2. Lợi ích của quảng cáo Google Search
Dù quảng cáo Google Search Ads là một hình thức có tính cạnh tranh cao. Nhưng hàng triệu doanh nghiệp vẫn không ngần ngại chi tiền để quảng cáo. Nguyên nhân xuất phát từ những lợi ích như sau:
2.1. Tiếp cận đúng đối tượng – đúng nhu cầu tăng cơ hội bán hàng
Xuất hiện ở vị trí cao nhất ngay khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm về sản phẩm. Kết hợp với mẫu nội dung quảng cáo hấp dẫn giúp bạn dễ dàng “ghi điểm” và nhận được những cú click đắt giá từ khách hàng. Mỗi lượt truy cập vào website chính là một cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp.
Quảng cáo Google Search còn cho phép bạn nhắm chọn đối tượng mục tiêu theo những tiêu chí về độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, theo khung giờ,… càng nâng cao hiệu quả để đảm bảo thông điệp chỉ tiếp cận với những khách hàng tiềm năng.
2.2. Triển khai nhanh chóng, linh động, tối ưu
Không tốn quá nhiều thời gian để một chiến dịch Google Search bắt đầu tiêu tiền cho những lượt hiển thị đầu tiên. Đây là lý do mà công cụ quảng cáo này thường được ứng dụng trong các chiến lược ngắn hạn của phần lớn các doanh nghiệp. Đặc biệt là khi đang cần triển khai các hoạt động “đánh nhanh thắng nhanh”. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình chiến dịch đang hoạt động bạn cũng có thể điều chỉnh mẫu quảng cáo hoặc các yếu tố khác bất kỳ lúc nào để tối ưu hiệu quả chiến dịch.
2.3. Đo lường hiệu quả, chính xác
Một trong những điểm mạnh của các công cụ Marketing Online chính là khả năng đo lường được hiệu quả một cách chính xác. Và quảng cáo Google Search cũng không ngoại lệ. Các chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả của chiến dịch như: lượt nhấp, lượt hiển thị, chi phí trung bình trên 1 lượt nhấp, tổng chi phí, … được Google thống kê theo thời gian thực trên tài khoản giúp bạn luôn theo dõi được tiến độ.
2.4. Hỗ trợ đắc lực cho SEO website dài hạn
Google Search Ads được biết đến là công cụ thích hợp cho các chiến lược ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhưng ngược lại, SEO đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và công sức để đạt được mục đích cuối cùng. Chính vì vậy, Google Search hoàn toàn có thể song hành và hỗ trợ cho SEO ở giai đoạn đầu, khi website chưa lên top. Vậy bạn nên kết hợp như thế nào?
Đối với một dự án SEO thông thường, để một website lên top thường dao động ở mức 6 tháng. Vậy trong khoảng thời gian đầu, làm thế nào để doanh nghiệp duy trì đơn hàng cho hoạt động của mình? Sử dụng quảng cáo Google Search trong giai đoạn này sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.
Không chỉ thúc đẩy hoạt động bán hàng trong khoảng thời gian này, lượt truy cập được dẫn nguồn từ quảng cáo Google còn giúp website được đánh giá tốt hơn. Điều đó hoàn toàn có lợi khi bạn đang triển khai SEO.
2.5. Tăng nhận diện thương hiệu
Khi quảng cáo mạng tìm kiếm được hiển thị, thương hiệu của bạn đã tiếp cận được với 1 khách hàng. Dù khách hàng này có tương tác với quảng cáo hay không. Và một chỉ số đặc biệt quan trọng khi bạn muốn nhắm đến hiệu quả về thương hiệu chính là số lượt hiển thị. Con số này nói lên được rằng có bao nhiêu người đã nhìn thấy mẫu quảng cáo của bạn.
Ví dụ: Với một chiến dịch có đến hàng trăm ngàn lượt hiển thị, chưa cần xét đến hiệu quả bán hàng mà chiến dịch mang lại như thế nào. Nhưng đã có hàng trăm ngàn người biết đến thương hiệu của bạn.
>> Xem thêm Cách chạy quảng cáo Google Search (Quảng cáo mạng tìm kiếm) giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
3. Ưu, nhược điểm của Google Search Ads
Sau khi tìm hiểu về Google Search Ads và lợi ích của nó, bạn cần biết đến ưu, nhược điểm của hình thức quảng cáo này.
3.1. Ưu điểm
Google Search Ads đang là hình thức quảng cáo phổ biến, giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả bởi những ưu điểm sau đây:
- Website hiển thị nhanh chóng trong SERPS: Chiến dịch Google Search Ads chỉ mất 24h để chờ Google kiểm duyệt sau khi setup chiến dịch. Ngay sau đó, Landing Page của bạn sẽ nhanh chóng được hiển thị trong top kết quả tìm kiếm.
- Tiếp cận mục tiêu đúng thời điểm: Nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm mang tính thời vụ hay cần tiếp cận khách hàng ngay thì quảng cáo tìm kiếm sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu đúng thời điểm.
- Chỉ trả tiền cho mỗi lượt hành động: Nhà quảng cáo chỉ chi trả chi phí khi khách hàng thực hiện một hành động như: nhấp vào quảng cáo, gọi điện, điền thông tin, mua hàng,…
- Dễ dàng kiểm soát chi phí: Bạn có thể đặt ngân sách theo ngày hoặc toàn chiến dịch. Do đó, nhà quảng cáo có thể quản lý ngân sách đầu tư cho chiến dịch quảng cáo của mình.
- Tiếp cận khách hàng hiệu quả: Nhờ quảng cáo tìm kiếm, bạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của sản phẩm bằng các từ khóa mục tiêu, hành vi hay mục tiêu chiến dịch.
3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, Google Search Ads cũng có những nhược điểm riêng mà bạn cần biết trước khi triển khai chiến dịch quảng cáo tìm kiếm.
- Chi phí đầu tư cao: Ngân sách chạy quảng cáo Google Search cao hơn các hình thức quảng cáo khác như Facebook Ads, Zalo Ads,…
- Cần tối ưu thường xuyên: Quảng cáo mạng tìm kiếm luôn biến động nên giá CPC sẽ tăng hoặc giảm nên nhà quảng cáo cần nhiều thời gian theo dõi và tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao cho chiến dịch của mình.
- Dễ dàng hết ngân sách bởi đối thủ: Khi triển khai chiến dịch, bạn cần đề ra phương án đối phó cho trường hợp bị đối thủ cạnh tranh không lành mạnh bằng cách nhấp vào quảng cáo của bạn nhiều. Chính điều này sẽ khiến bạn hết ngân sách nhanh chóng, quảng cáo bị dừng.
- Quảng cáo sẽ dừng khi hết tiền: Với hình thức quảng cáo này, chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ dừng khi tài khoản hết tiền và website sẽ không được hiển thị trên trang nhất kết quả tìm kiếm.
>> Bạn có thể kết hợp dịch vụ SEO website lên top bền vững trong chiến lược Marketing dài hạn của mình.
4. Cách tính chi phí Google Search Ads
Tiếp theo, nhà quảng cáo cần biết cách tính chi phí Google Search Ads nhằm đầu tư ngân sách hợp lý và hạn chế trường hợp chiến dịch bị dừng do hết tiền. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách thức tính phí như sau:
Cách 1: CPC (Cost per click) – tính phí theo lượt click
CPC là hình thức tính phí phổ biến nhất hiện nay, được hầu hết nhà quảng cáo lựa chọn. Với cách tính này, quảng cáo sẽ bị tốn phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không mất chi phí nào khi người dùng không nhấp vào quảng cáo. Loại hình thức tính phí CPC phù hợp với mục tiêu tăng lượt truy cập vào website, giúp tăng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp.
Cách 2: CPA (Cost per Action) – tính phí theo hành động trên trang đích
CPA là hình thức tính phí dựa trên lượt chuyển đổi của người dùng. Chiến dịch quảng cáo được thiết lập cơ chế CPA sẽ bị tính phí khi khách hàng truy cập website và thực hiện chuyển đổi trên trang (điền thông tin nhận tư vấn, nhập mail nhận thông tin, hành động mua hàng,…). Và các hành động mục tiêu này được setup theo yêu cầu từ Google. Tuy nhiên, CPA không phải là hình thức phổ biến bởi nó đòi hỏi nhà quảng cáo có nhiều kinh nghiệm và tuân thủ một số quy định từ Google.
5. Vị trí hiển thị quảng cáo tìm kiếm
Để được xuất hiện tại các vị trí tốt nhất trên trang nhất, các nhà quảng cáo phải tham gia đấu giá để cạnh tranh với nhau. Google đã đưa ra một chỉ số gọi là Ad Rank để so sánh giữa các quảng cáo mạng tìm kiếm với nhau. Ad Rank càng lớn, vị trí hiển thị của quảng cáo Google Search càng cao.
Google sử dụng công thức sau để tính Ad Rank:
Ad Rank = CPC tối đa x Điểm chất lượng
Trong đó:
- CPC tối đa: chi phí cao nhất cho một lượt nhấp mà bạn có thể bỏ ra để chi trả cho quảng cáo.
- Điểm chất lượng: điểm số mà Google đưa ra sau khi đánh giá các tiêu chí liên quan mẫu quảng cáo, trang đích,…
Chi tiết về các yếu tố tạo nên điểm chất lượng tốt sẽ được hé lộ trong phần tiếp theo.
Bây giờ, hãy cùng GOBRANDING xem cách xếp hạng vị trí giữa 3 quảng cáo theo Ad Rank của Google:
Thông qua bảng so sánh, bạn có thể thấy CPC tối đa của nhà QC 3 là 5.000 đồng nhưng điểm chất lượng lại thấp nên vị trí xuất hiện vẫn không tốt bằng 2 nhà QC 1,2. Do đó:
Bạn có nhiều tiền chưa chắc quảng cáo sẽ được hiển thị ở vị trí cao nhất!
6. Các tiêu chí quan trọng để Google đánh giá điểm chất lượng cao
Sau khi biết được tầm quan trọng của điểm chất lượng trong chiến dịch quảng cáo mạng hiển thị, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu các yếu tố quan trọng, giúp Google đánh giá điểm chất lượng tốt. Sau đây là 4 tiêu chí cốt lõi để Google đánh giá điểm chất lượng chiến dịch:
Tiêu chí 1: Tỷ lệ nhấp chuột của từ khóa – tài khoản – trang đích
- Tỷ lệ nhấp chuột của từ khóa: Google sẽ ưu tiên đánh giá cao với những quảng cáo có những từ khóa mang hiệu quả tốt. Hiệu quả này được căn cứ vào tất cả chiến dịch trước đó đã được triển khai từ các nhà quảng cáo.
- Tỷ lệ nhấp chuột của tài khoản: điểm số chất lượng của bạn có khả năng đạt được cao hơn nếu tài khoản của bạn có những chiến dịch hoạt động tốt và được nhiều khách hàng quan tâm đến.
- Tỷ lệ nhấp chuột của trang đích: Google mở rộng xem xét hoạt động trang đích trước đây như thế nào. Nếu tỷ lệ nhấp chuột vào trang này cao thì điểm chất lượng của quảng cáo cũng sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nhấp chuột vào mẫu quảng cáo cũng được Google theo dõi thường xuyên trong suốt chiến dịch nhằm đánh giá và thay đổi điểm chất lượng.
Tiêu chí 2: Chất lượng của trang đích
Trang đích là nơi khách hàng tìm kiếm thông tin và thực hiện chuyển đổi nên chất lượng trang đích cũng được Google quan tâm đến. Một trang đích tốt cần chứa những nội dung chất lượng, cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho người dùng, tốc độ tải trang nhanh chóng, trải nghiệm trên trang tốt.
Tiêu chí 3: Mức độ liên quan giữa từ khóa – nội dung – trang đích
Từ khóa, nội dung, trang đích cần liên quan với nhau để tăng điểm chất lượng bởi Google. Chẳng hạn nội dung quảng cáo về nội thất nhưng trang đích lại về quần áo thì cả 2 không hề liên quan nhau. Các trường hợp tương tự cũng sẽ không đạt được điểm chất lượng.
Với góc độ của người dùng, quảng cáo của bạn sẽ không mang đến chuyển đổi khi nội dung quảng cáo và trang đích không liên quan, không đáp ứng được nhu cầu người dùng.
Tóm lại, bạn cần đảm bảo được tính liên quan giữa từ khóa – nội dung – trang đích nhằm tối ưu điểm chất lượng và tăng khả năng tỷ lệ chuyển đổi cao.
7. Cấu trúc của 1 mẫu quảng cáo Google Search
Khi được Google kiểm duyệt thì mẫu quảng cáo Google Search của bạn sẽ được hiển thị bao gồm các thành phần sau đây:
Bạn có thể thấy hình phía trên bao gồm 4 thành phần:
- Tiêu đề: là dòng chữ được định dạng nổi bật nhất trong toàn bộ nội dung quảng cáo, giúp nêu bật thông tin sản phẩm mà bạn đang muốn quảng cáo đến khách hàng.
- Liên kết: là đường dẫn đến trang đích của quảng cáo, được đặt bên dưới tiêu đề. Liên kết có màu xanh lá, phía trước có ký hiệu Quảng cáo, QC hoặc ADS.
- Đoạn mô tả: là đoạn nội dung mô tả ngắn cho tiêu đề, liền kề bên dưới phần đường dẫn. Số lượng ký tự của đoạn mô tả này bị giới hạn nên nội dung này cần được viết ngắn gọn, mang đến giá trị cốt lõi của sản phẩm.
- Các tiện ích mở rộng: là thành phần không bắt buộc trong quảng cáo mạng tìm kiếm. Các tiện ích đó có thể là tiện ích cuộc gọi, vị trí, liên kết phụ,… được hiển thị ngẫu nhiên nên không phải cài đặt sẽ được hiển thị.
Lưu ý: Bạn nên thiết lập các tiện ích mở rộng nhằm quảng cáo có thể cung cấp đầy đủ thông tin hơn với khách hàng khi Google hiển thị hết các thành phần. Hoặc trong trường hợp cả 2 quảng cáo có cùng Ad Rank, Google có thể căn cứ các tiện ích để quyết định mẫu quảng cáo nào được hiển thị.
8. Kết luận
Tóm lại, Google Search Ads sẽ giúp quảng cáo của bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu đúng thời điểm, đúng nhu cầu trong thời gian ngắn. Nếu bạn đang cần một công cụ Marketing Online để triển khai các kế hoạch thúc đẩy bán hàng nhanh chóng thì quảng cáo Google Search là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc chi phí, mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với doanh nghiệp nhằm mang đến hiệu quả cao nhất.
Với dịch vụ quảng cáo Google Ads, chiến dịch sẽ được lên kế hoạch tối ưu nhất, giúp mang đến cơ hội tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp nhưng vẫn tiết kiệm thời gian triển khai hiệu quả.
TĂNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU – CƠ HỘI TĂNG TRƯỞNG DOANH THU
Nhận tư vấn chiến lược quảng cáo Google hiệu quả
The post Google Search Ads là gì? Các tiêu chí đạt điểm chất lượng cao appeared first on Công ty SEO GOBRANDING.
from Công ty SEO GOBRANDING
via Go Branding
Không có nhận xét nào